Sau mãn kinh và những điều cần biết

24

Mãn kinh là giai đoạn tất yếu của cuộc đời mỗi người phụ nữ do chức năng hoạt động của buồng trứng suy giảm rồi dần dần ngừng hoạt động dẫn tới ngừng tiết các nội tiết tố nữ. Chị em đã biết mãn kinh là gì vậy còn sau mãn kinh thì sao? Sau mãn kinh là gì ? Chị em sẽ phải gặp những rắc rối gì trong giai đoạn này?

1. Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của một người phụ nữ, xảy ra từ khoảng 50 – 55 tuổi, độ tuổi trung bình là 51 tuổi.

Mãn kinh tự nhiên được định nghĩa là 12 tháng không có kinh nguyệt, không kèm theo các nguyên nhân bệnh lý nào khác. Thời gian sau đó được gọi là sau mãn kinh.

Trong thời gian sau mãn kinh, hầu hết các triệu chứng khó chịu của mãn kinh như: bốc hỏa, đổ mồ hôi, cáu gắt, dị cảm,… có thể sẽ giảm song lại tăng:

  • Nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính,
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa như loãng xương,
  • Các bệnh tim mạch, ung thư,….

2. Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là một giai đoạn trước khi người phụ nữ thực sự mãn kinh. Khoảng thời gian này, cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi và có các biểu hiện như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, dễ cáu gắt, khó ngủ… Quá trình này có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau mãn kinh thì người phụ sẽ bước vào giai đoạn hậu mãn kinh đến cuối đời.

Mãn kinh tác động đến người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Một số người thì không gặp cảm giác khó chịu, nhưng một số khác thì lại bị ảnh hưởng nặng nè tới các hoạt động sống.Một số thay đổi có thể xảy ra trong thời kỳ trước và sau mãn kinh: 

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Thường xuyên hơn hoặc ít hơn
  • Kéo dài nhiều ngày hơn hoặc ít ngày hơn
  • Lượng nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Bốc hỏa
  • Khó ngủ
  • Dễ nổi nóng, tăng cân, tăng mỡ bụng, da nhăn nheo….

3. Các bệnh sau mãn kinh

Loãng xương

Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ loãng xương thường cao hơn so với nam giới, đặc biệt là nhóm phụ nữ sau mãn kinh.

Loãng xương thực chất là tiến trình tự nhiên có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, khối lượng xương bị giảm làm xương yếu và dễ gãy.

Loãng xương gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể là: gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống.

Các triệu chứng của loãng xương thường xuất hiện khá muộn.

Các triệu chứng ban đầu thường là ở những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể như xương gót, đầu dưới hoặc trên xương chày của cẳng chân hoặc cột sống thắt lưng và cột sống cổ,…

Sau mãn kinh người phụ nữ có thể bị thấp đi 6.4cm và hình ảnh của lún đốt sống có thể là gù, còng lưng và vẹo cột sống.

Phụ nữ sau mãn kinh thường đối mặt nguy cơ loãng xương cao do sự suy giảm đột ngột của các nội tiết tố tố nữ, đặc biệt là estrogen.

Sự thiếu hụt estrogen làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương và tăng hoạt động của tế bào hủy xương, giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ calci và photphate trong xương.

Thống kê cho thấy, trên thực tế, trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ có thể mất tới 25-30% khối lượng xương của cơ thể.

Bệnh tim mạch

Nguy cơ bị bệnh tim mạch của những phụ nữ sau mãn kinh thường cao hơn nhiều so với những người trước khi bị mãn kinh. Vì vậy, duy trì sức khỏe tim mạch tốt là vô cùng quan trọng cho những phụ nữ đã trải qua thời kỳ “bão tố” mãn kinh.

Nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh cũng liên quan tới sự suy giảm mạnh của nội tiết tố estrogen.

Trong cơ thể, estrogen giúp bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch bởi ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu…

Các bệnh mãn tính có liên quan đến sự sụt giảm đột ngột của các nội tiết tố sau mãn kinh, đó là rối loạn chuyển hóa Lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ….

Phụ nữ sau mãn kinh rất cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện và điều trị sớm các loại bệnh này.

Các bệnh ung thư

Một số bệnh ung thư đe dọa phụ nữ sau mãn kinh thường là ung thư buồng trứng, ung thư vú, và ung thư tử cung, …

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, sau mãn kinh nên xem xét việc tầm soát ung thư bởi hầu hết các loại ung thư không gây ra triệu chứng sớm.

Việc tầm soát tốt có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm và tăng cơ hội điều trị thành công.

Chị em đã biết sau mãn kinh là gì và những nguy cơ phải đối mặt trong thời gian này.

Để phòng ngừa những nguy cơ bệnh tật sau mãn kinh, một cách rất hữu hiệu và đang được nhiều người áp dụng là bổ sung estrogen thảo dược như EstroG-100 cùng các tiền nội tiết tố như Pregnenolone, cao củ sắn dây. Đồng thời, bổ sung đều hàng ngày các chất chống oxy hóa từ tự nhiên để làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật.

4. Một số câu hỏi thường gặp ở phụ nữ mãn kinh – sau mãn kinh

4.1. Làm thế nào tôi có thể giảm thiểu các khó chịu do mãn kinh?

Để giảm ảnh hưởng của việc bốc hỏa, chị em nên hạn chế đồ ăn cay, rượu, cafe, xả stress, tránh các nơi nóng, có khói thuốc lá. Đồng thời mặc các trang phụ rộng, thoải mái. Sử dụng thêm quạt hay máy lạnh để làm mát. Khi cơn bốc hỏa bắt đầu, hãy hít thở thật sâu, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. 

Tập luyện thể dục thường xuyên, tránh vận đồng trước giờ đi ngủ. Các hoạt động như thiền, yoga, thái cực quyền, châm cứu hoặc massage cũng giúp giảm cơn bốc hỏa.

Giảm cân nặng nếu như bị béo phì, thừa cân.

Trường hợp khô ngứa âm đạo, giao hợp đâu thì có thể sử dụng một số loại gel bôi trơn.

Khó ngủ: bạn nên tránh ăn nhiều, hút thuốc lá và làm việc gần giờ đi ngủ, không nên uống cà phê vào buổi tối. Nên giữ phòng ngủ mát, yên tĩnh và tối tạo điều kiện đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Tập thói quen đi ngủ và dậy vào một giờ nhất định, tránh ngủ trưa quá nhiều.

4.2. Những rối loạn về tâm sinh lý trong giai đoạn tiền mãn kinh – sau mãn kinh

  • Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt của thời kỳ tiền mãn kinh như: vòng kinh ngắn, dài và ra huyết bất thường. Chỉ khi nào máu kinh ra quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống mới cần nhờ sự can thiệp của bác sĩ để cầm máu, nếu không thì cứ để tự nhiên, giữ vệ sinh sạch sẽ, kinh sẽ tự hết hẳn. 
  • Mãn kinh thực sự khi kinh đã mất hẳn sau 12 tháng, nếu chỉ mất kinh vài tháng nên cẩn thận có thai ngoài kế hoạch.
  • Ngoài ra, giai đoạn này có thể giảm ham muốn tình dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, mệt mỏi, lông mặt mọc rậm, da khô, nám, tuyến vú trở nên mềm nhão… nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu do niêm mạc đường tiết niệu bị khô teo.
  • Cơn bốc hỏa: chỉ gặp ở một số người, do rối loạn vận mạch làm nóng bừng vùng lưng, ngực, cổ, đỏ mặt, đổ mồ hôi, đặc biệt về đêm, gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Tâm sinh lý thay đổi thất thường. Có người thì dễ nổi nóng, có người thì trở nên trầm mặc, lo âu, chán nản hay thất vọng, khó chịu với mọi thứ.
  • Các triệu chứng này sẽ kéo dài vài năm rồi tự hết, do cơ thể lúc này đã quen dần với trạng thái thiếu hụt estrogen. Tuy vậy, một số người thấy các triệu chứng này ngày càng nặng hơn khi đã qua giai đoạn mãn kinh thật sự.

4.3. Khi nào thì tôi nên khám Bác sĩ?

Bạn cần phải đi khám khi các triệu chứng mãn kinh làm bạn khó chịu. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho bạn và hướng dẫn bạn một số thay đổi trong cuộc sống để bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn và chỉ định thuốc nếu cần thiết. Bạn cũng nên khám tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện các bệnh lý như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường…đánh giá nguy cơ loãng xương, khám phụ khoa để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là ung thư sinh dục… Nếu bạn bị ra huyết âm đạo sau khi đã mãn kinh trên 1 năm thì bạn nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hay ung thư cổ tử cung.

4.4. Liệu pháp thay thế nội tiết có thể giúp ích gì cho tôi?

Đây là liệu pháp bổ sung nội tiết tốt nữ estrogen và progesterone thiếu hụt do mãn kinh gây ra, giúp bạn giảm cảm giác khó chịu thời kỳ mãn kinh, chống loãng xương. Dẫu vậy, việc áp dụng cách này trong thời gian dài có thể gây tác dụng không mong muốn.

Lợi ích:

  • Giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt, khô âm đạo
  • Chậm tiến trình loãng xương

Nguy cơ: có thể làm tăng một số nguy cơ mắc bệnh

  • Huyết khối
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Ung thư vú
  • Bệnh túi mật

Để đảm bảo an toàn, chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sũ về lợi ích cũng như nguy cơ trước khi quyết định sử dụng liệu pháp này.

4.5. Điều gì xảy ra nếu tôi bị mãn kinh trước 40 tuổi? 

Độ tuổi mãn kinh thông thường là từ 45 – 55 tuổi. Một số người mãn kinh sớm trước tuổi 40, có thể do nhiều nguyên nhân, cũng có khi không tìm được nguyên nhân rõ ràng nào.

  • Điều trị y khoa, như cắt hai buồng trứng
  • Điều trị ung thư gây phá hủy buồng trứng như hóa trị hay xạ trị vùng chậu
  • Bệnh tự miễn mà cơ thể có những tế bào tấn công chính buồng trứng của người đó

Với những chị em muốn có con hay hiếm muộn thì việc mãn kinh sớm cũng có thể là một cú sốc tâm lý. Nên hỏi ý kiến bác sĩ những phương pháp giúp mang thai như xin trứng hay nhận con nuôi thì phù hợp hơn. 

Đồng thời, mãn kinh sớm còn có nguy cơ loãng xương và bệnh về tim mạch cao hơn thông thường.

4.6. Phương pháp phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý giúp thư giãn tinh thần, ổn định.

Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối:

  • Nên ăn nhiều rau quả từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng ( đây là loại rau chứa nhiều estrogen tự nhiên)
  • Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa không béo, thủy hải sản (cá, tôm, cua,…);
  • Bổ sung vitamin D trong sữa, cá ngừ, cá hồi
  • Axit béo trong các loại hạt, quả và dầu cá. Đặc biệt omega 3 và omega 6 có trong hạt vừng, hạt óc chó, hạt hướng dương, rong biển….

Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.