Mãn kinh sớm nỗi lo chung của nhiều chị em

117

Mãn kinh sớm là điều mà không có người phụ nữ nào mong muốn. Do vậy, việc tìm cách chữa trị và khắc phục mãn kinh sớm là điều cần thiết và rất quan trọng giúp làm giảm những triệu chứng cũng như hậu quả không mong muốn mà bệnh mãn kinh sớm xảy ra.

Mãn kinh sớm là gì?

Thông thường, độ tuổi mãn kinh của người phụ nữ là từ 50 – 55, khi chức năng buồng trứng của người phụ nữ suy giảm và không còn hoạt động nữa. Tuy nhiên có nhiều trường hợp mãn kinh đến sớm hơn.

Mãn kinh sớm là hiện tượng phụ nữ mãn kinh trước độ tuổi 40, do các yếu tố tác động lên buồng trứng làm nó giảm khả năng hoạt động gây lão hóa buồng trứng sớm, vì vậy, nhiều người dù chưa tới tuổi mãn kinh xong vẫn bị mãn kinh, gọi là mãn kinh sớm.

Nguyên nhân gây Mãn kinh sớm

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây tiền mãn kinh sớm ở phụ nữ:

  • Thiếu hụt, suy giảm nội tiết tố nữ estrogen: Những phụ nữ có ít hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể – hormone đặc thù của nữ giới sẽ dễ bị mãn kinh sớm. Hormone estrogen giúp phát triển “núi đôi”, cơ quan sinh dục nữ, phối hợp progesterone tạo nên chu kỳ kinh nguyệt, duy trì sự ẩm ướt ở âm đạo,…
  • Mãn kinh sớm do di truyền: Nếu bà ngoại và mẹ của bạn là người mãn kinh sớm thì nguy cơ bạn bị mãn kinh sớm cũng rất cao.
  • Hút thuốc lá và uống rượu: Hai thói quen này kích thích cơ quan nội tiết sản sinh nhiều hormone sinh dục nam giới hơn, dần dần ức chế sự sản xuất hormone nữ. Hơn nữa, cả hút thuốc và uống rượu đều tạo ra chất độc, các gốc oxy hóa tồn dư nên nếu cơ thể không thải bỏ hết các chất độc này thì chúng sẽ là tác nhân gây ra lão hóa sớm.
  • Cắt bỏ tử cung, cắt một phần hoặc toàn bộ buồng trứng, bị truyền hóa chất điều trị hoặc chiếu tia phóng xạ điều trị bệnh có liên quan
  • Nhiễm trùng đường sinh sản: bởi khi nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng tới buồng trứng thì sẽ khiến khả năng hoạt động của buồng trứng suy giảm, gây lão hóa buồng trứng sớm.

Dấu hiệu Mãn kinh sớm

Dấu hiệu của hiện tượng mãn kinh sớm là khi kinh nguyệt chấm dứt và không còn khả năng sinh sản, các hormone và nội tiết tố cũng giảm dần, đến khi không còn nữa thì mãn kinh thực sự xảy ra.

Một số triệu chứng mãn kinh sớm dễ nhận thấy:

  • Tâm tính thay đổi: hay cáu gắt, nóng giận thất thường, hồi hộp, lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Suy giảm ham muốn
  • Khô âm đạo
  • Cảm giác nóng bừng, đổ mồ hôi về đêm
  • Nhan sắc “xuống dốc” (da xuất hiện nhiều vết nhăn, nám, sạm, đồi mồi; tóc yếu, dễ gãy rụng; vòng 1 chảy xệ; tăng cân,…)

Mãn kinh sớm có ảnh hưởng gì?

Mãn kinh sớm có ảnh hưởng gì là mối quan tâm của rất nhiều phụ nữ. Dưới đây là 6 ảnh hưởng thường gặp nhất do mãn kinh sớm gây nên:

1. Ảnh hưởng khả năng làm mẹ

Buồng trứng suy thoái sớm sẽ ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng và ảnh hưởng khả năng sinh sản là điều tất yếu.

2. Đời sống tình dục suy giảm

Mãn kinh sớm cũng khiến chuyện phòng the trở nên nguội lạnh, bởi các nội tiết tố suy giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh và từ đó khiến ham muốn tình dục bị suy giảm bởi ham muốn bị suy giảm, âm đạo bị khô, teo dẫn tới đau rát khi quan hệ. Đó cũng là lý do vì sao nhiều phụ nữ mãn kinh trốn tránh “chuyện ấy”.

3. Nhan sắc suy giảm

Da sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi, nám, sạm,…; tóc yếu hơn, dễ gãy rụng, bạc màu; ngực trở nên kém săn chắc; vòng 2 tích tụ nhiều mỡ hơn,…

4. Các vấn đề về tim mạch

Phụ nữ mãn kinh sớm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn bởi estrogen trong cơ thể

5. Các bệnh về xương khớp

Estrogen cũng giúp duy trì mật độ canxi trong xương giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, vì vậy nếu mãn kinh sớm, chị em sẽ dễ bị loãng xương, viêm khớp, giòn xương,…

6. Ảnh hưởng tới tâm lý của người phụ nữ

Mãn kinh sớm khiến họ luôn cảm thấy mất tự tin, buồn chán, thất vọng, kéo theo những triệu chứng khó chịu làm tâm tính thay đổi.

Khắc phục và điều trị mãn kinh sớm hiệu quả

Để chữa trị và khắc phục các triệu chứng cũng như những nguy cơ sau mãn kinh sớm gây ra cho phụ nữ mãn kinh sớm cần chọn lựa biện pháp thích hợp.

1. Giải pháp tự nhiên đó là phụ nữ tự điều chỉnh cuộc sống của mình, nên giữ thái độ lạc quan để giúp tinh thần tốt và tư tưởng nhẹ nhàng.

2. Tạo cho mình môi trường sống vui vẻ, thoải mái tránh tình trạng lo lắng, phiền muội. Đồng thời, nên thiết lập một kế hoạch làm việc thật khoa học để bảo vệ sức khỏe thật tốt.

3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng và ăn uống đầy đủ chất bổ sung vitamin B. Nên bổ sung canxi có trong sữa, trứng…sẽ giúp làm giảm thay đổi tính khí. Cần ăn nhiều trái cây để tăng lượng magnesium, từ đó sẽ tăng lượng serotonin giúp giảm stress:

 Nên bổ sung thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ những loài thực vật như đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành và các loại rau củ họ đậu.

Chất cơ được biết đến là chất rất cần thiết với phụ nữ, không chỉ giúp loại trừ nguy cơ táo bón mà còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư. Chất xơ có thể dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh.

4. Luyện tập thể thao thường xuyên cũng duy trì được sự dẻo dai của hệ xương cơ và cũng giúp lưu thông máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

5. Bổ sung estrogen thiếu hụt cho cơ thể bằng loại estrogen thảo dược được tin dùng khắp trên thế giới, đó là EstroG-100 được chiết xuất từ 3 loại thảo dược quý của Hàn quốc (Đương quy, Cách sơn tiêu, Tục đoạn) có tác dụng cân bằng nội tiết tố, giúp giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Đồng thời, giúp cải thiện tình trạng khô âm đạo, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các chất chống oxy hóa cũng rất cần thiết, có trong các chất như Gama-Oryzanol (Mầm cám gạo), Glutathion, Collagen (từ da cá), Curcumin (Nghệ) có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ. Đặc biệt, chống lại các gốc tự do có trong cơ thể, nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, chị em phụ nữ cần khám định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh phụ khoa. Hạn chế ăn uống thức ăn quá nóng, nhiều gia vị, rượu, bia…