Mãn kinh và hội chứng chuyển hóa có mối liên quan như thế nào?

66

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mãn kinh bị hội chứng chuyển hóa thường rất cao. Mãn kinh và hội chứng chuyển hóa có mối liên quan như thế nào. Phụ nữ mãn kinh cần làm gì để đối phó và phòng ngừa hội chứng chuyển hóa?

Hội chứng chuyển hóa đang là một vấn đề lớn về sức khỏe, tỷ lệ người mắc phải đang tăng dần. Hội chứng chuyển hóa thường được định nghĩa là một nhóm các chứng bệnh như cao huyết áp, tăng lượng đường-máu, dư thừa mỡ trung tâm hay bất thường về cholesterol xảy ra đồng thời làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như các vấn đề khác về sức khỏe (đột quỵ, đái tháo đường,…).

Hội chứng chuyển hóa còn có nhiều tên gọi khác như: hội chứng chuyển hóa X, hội chứng kháng insulin, hội chứng béo phì, hội chứng rối loạn chuyển hóa, hội chứng chuyển hóa tim,…

Hội chứng chuyển hóa được chuẩn đoán khi có 3 biểu hiện: nguy cơ gây bênh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường – bao gồm các bệnh cao huyết áp, béo bụng, đường huyết cao, ít lượng cholesterol tốt, nhiều lượng trigliceride (cholesterol xấu) trong máu. Hội chứng chuyển hóa cũng có thể được chuẩn đoán khi có nhiều hơn 3 biểu hiện trên.

Bệnh hội chứng chuyển hóa thường tăng theo tuổi và nhóm tuổi thường bị loại bệnh này “nhăm nhe tấn công” là phụ nữ mãn kinh. Rất nhiều người thắc mắc không biết tại sao mãn kinh và hội chứng chuyển hóa lại có liên quan với nhau.

Một nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1.000 phụ nữ khỏe mạnh từ 45 – 55 tuổi không bổ sung hormone và ghi nhận tác động của một số yếu tố lên sức khỏe của nhóm người này. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bị hội chứng chuyển hóa khá cao.

Đặc biệt, những người thừa cân thường có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa cao gấp 4 lần và người béo phì có nguy cơ bị bệnh cao gấp 12 lần so với người có thể trọng bình thường. Những người không hút thuốc lá có tỉ lệ nguy cơ bị bệnh thấp hơn 60% so với người hút và phụ nữ không tập thể dục có tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh cao hơn 55% so với người có luyện tập.

Trong giai đoạn mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe do hàm lượng các nội tiết tố trong cơ thể lúc này bị suy giảm mạnh, nhất là nội tiết tố nữ estrogen. Ngoài các chức năng như duy trì, bảo vệ vùng kín khỏe mạnh, tích mỡ, giữ nước dưới da để da luôn khỏe mạnh, hồng hào, estrogen còn giúp gắn kết canxi vào khung xương và lưu giữ canxi trong xương giúp xương chắc khỏe, chống tiêu xương. Đồng thời, estrogen cũng giúp bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch bởi ngăn cản quá trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu,…

Để khắc phục cũng như ngăn chặn tình trạng mãn kinh và hội chứng chuyển hóa, phụ nữ trong giai đoạn này cần được bổ sung estrogen đầy đủ, nên duy trì một lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, kết hợp tập luyện thường xuyên, điều độ.

Do hàm lượng các nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh bị suy giảm đáng kể nên việc bổ sung kịp thời, đúng cách các nội tiết tố là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, phương pháp bổ sung nội tiết tố đang rất được ưa chuộng là bổ sung EstroG-100 (estrogen thảo dược từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) và các tiền nội tiết tố Pregnenolone,  Cao củ sắn dây. Đây là cách bổ sung không chỉ mang lại hiệu quả cao mà rất an toàn, không gây tác dụng phụ.