Mãn kinh sớm có nguy hiểm không?

28

Thông thường, độ tuổi mãn kinh của người phụ nữ là từ 50 – 55 tuổi song có nhiều trường hợp mãn kinh đến sớm hơn. Vậy tại sao lại bị mãn kinh sớm và mãn kinh sớm có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây ra mãn kinh sớm?

Sad depressed tired lonely divorced ill mother asian woman feeling unwell, unhealthy, suffering from midlife crisis on lockdown, social distance

Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần đầu là khi có kinh). Mãn kinh xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngừng hoạt động dẫn tới việc không hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản.

Độ tuổi mãn kinh của người phụ nữ thường là 50 – 55 tuổi song có nhiều trường hợp bị mãn kinh sớm hơn, có thể là từ tuổi 40.

Mãn kinh sớm thường xảy ra ở những người hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng phiền muộn, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cắt bỏ buồng trứng hoặc suy buồng trứng sớm. Trường hợp khác khiến phụ nữ mãn kinh sớm là do nhiễm trùng đường sinh sản bởi khi nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng tới buồng trứng thì sẽ khiến khả năng hoạt động của buồng trứng suy giảm, gây lão hóa buồng trứng sớm.

2. Mãn kinh sớm có nguy hiểm không?

Giai đoạn “bão tố” mãn kinh kéo theo rất nhiều triệu chứng khó chịu, phiền toái và cơ thể cũng bắt đầu lão hóa. Vậy mãn kinh sớm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có bởi mãn kinh sớm đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ phải chịu những thay đổi sớm hơn và đáng lo ngại hơn.

  • Ảnh hưởng khả năng làm mẹ: Buồng trứng suy thoái sớm sẽ ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng và ảnh hưởng khả năng sinh sản là điều tất yếu.
  • Đời sống tình dục suy giảm: Các nội tiết tố suy giảm đáng kể trong thời kỳ mãn kinh và từ đó khiến ham muốn tình dục bị suy giảm, âm đạo bị khô teo gây đau rát khi giao hợp. Đó cũng là lý do vì sao nhiều phụ nữ mãn kinh trốn tránh “chuyện ấy”.
  • Nhan sắc suy giảm: Da sẽ xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi, nám, sạm,…; tóc yếu hơn, dễ gãy rụng, bạc màu; ngực trở nên kém săn chắc; vòng 2 tích tụ nhiều mỡ hơn,…
  • Các vấn đề về tim mạch: Phụ nữ mãn kinh sớm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn bởi estrogen trong cơ thể
  • Các bệnh về xương khớp: Estrogen cũng giúp duy trì mật độ canxi trong xương giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, vì vậy nếu mãn kinh sớm, chị em sẽ dễ bị loãng xương, viêm khớp, giòn xương,…

Như vậy, chị em đã có thể tự biết mãn kinh sớm có nguy hiểm không? Để ngăn chặn tình trạng mãn kinh sớm, chị em hãy biết cách chăm sóc cơ thể, bổ sung nội tiết tố ngay từ sau tuổi 30 bởi lúc này hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng đã bắt đầu hoạt động không ăn khớp, làm rối loạn, suy giảm hàm lượng các nội tiết tố.

Nguồn bổ sung estrogen thảo dược đang rất được tin dùng hiện nay và trong số đó, EstroG–100 thể hiện tính năng, hiệu quả mạnh hơn cả. Bổ sung EstroG-100 cùng progesterone sẽ là cách bổ sung đồng bộ, toàn diện.

Ngoài ra, để ngăn chặn quá trình lão hóa từ trong ra ngoài, chị em cũng nên kết hợp bổ sung các chất chống oxy hóa từ tự nhiên như: Gamma – Oryzanol, Glutathion, Collagen, Curcumin kết hợp với việc chăm sóc da từ bên ngoài bằng các dưỡng chất như Idavera, Nano Bright, Tinh chất hoa hồng.