Bệnh mãn kinh sớm là gì? – nỗi e ngại của mọi phụ nữ

101

Mãn kinh sớm là mối đe dọa với hầu hết phụ nữ bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy bệnh mãn kinh sớm là gì? Tại sao lại bị mãn kinh sớm và giải pháp khắc phục tình trạng này như thế nào?

1. Mãn kinh không nhất thiết theo đúng độ tuổi

Mãn kinh xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngừng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn tới việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Thông thường, một người phụ nữ sẽ mãn kinh ở độ tuổi 50 – 55, song không phải ai cũng mãn kinh ở độ tuổi này. Nhiều trường hợp mãn kinh sớm (trước tuổi 40) hoặc mãn kinh muộn (sau 60 tuổi).

Nhiều người vẫn băn khoăn không biết bệnh mãn kinh sớm là gì? Bệnh mãn kinh sớm xuất hiện do các yếu tố tác động lên buồng trứng làm nó giảm khả năng hoạt động gây lão hóa buồng trứng sớm, vì vậy, nhiều người dù chưa tới tuổi mãn kinh xong vẫn bị mãn kinh, gọi là mãn kinh sớm.

Mãn kinh sớm có thể là do thiếu hụt, suy giảm nội tiết tố nữ estrogen; do di truyền; điều trị ung thư và hóa chất xạ trị; làm việc căng thẳng, stress; sử dụng thuốc lá rượu bia; kiêng khem giảm cân hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang,…

2. Một số triệu chứng của mãn kinh sớm

  • Tâm tính thay đổi: hay cáu gắt, nóng giận thất thường, hồi hộp, lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Suy giảm ham muốn
  • Khô âm đạo
  • Cảm giác nóng bừng, đổ mồ hôi về đêm
  • Nhan sắc “xuống dốc” (da xuất hiện nhiều vết nhăn, nám, sạm, đồi mồi; tóc yếu, dễ gãy rụng; vòng 1 chảy xệ; tăng cân,…)

3. Khắc phục mãn kinh sớm đơn giản, hiệu quả

Việc tìm giải pháp cho tình trạng mãn kinh sớm sẽ đơn giản hơn khi chị em hiểu rõ bệnh mãn kinh sớm là gì? Để phòng và khắc phục tình trạng mãn kinh sớm, phụ nữ nên tạo cho mình lối sống lành mạnh, khoa học, vui tươi, tránh căng thẳng, lo âu, tự tạo áp lực cho mình. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như yoga, đi bộ sẽ giúp duy trì sự dẻo dai của xương khớp, lưu thông tuần hoàn máu, đồng thời duy trì vóc dáng và tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Chế độ ăn uống cũng góp phần giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, chị em nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: giàu chất sắt, canxi, chất xơ,…

Thêm nữa, sự suy giảm, rối loạn, thiếu hụt nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng mãn kinh sớm. Để cải thiện điều này, chị em có thể sử dụng phương pháp bổ sung nội tiết tố nữ qua đường uống ở dạng tiền nội tiết để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu. Và các nội tiết tố không thể thiếu đó gồm: estrogen, progesterone, cao củ sắn dây. Estrogen nên chọn loại có nguồn gốc từ thảo dược và trong vô số các loại estrogen thảo dược hiện nay thì EstroG-100 là nguồn bổ sung dồi dào, an toàn và hiệu quả hơn cả (mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường).

Đồng thời, để ngăn chặn tình trạng lão hóa cơ thể, phụ nữ nên bổ sung các chất chống oxy hóa tự tự nhiên như Gamma Oryzanol (từ mầm cám gạo), Glutathion, Curcumin (tinh chất nghệ), Collagen (từ da cá) vừa an toàn lại hiệu quả cao, không nên sử dụng các loại mỹ phẩm làm trắng cấp tốc để “rước họa vào thân”.