Mãn kinh có mang thai được không?

93

Mãn kinh là giai đoạn người phụ nữ phải chịu nhiều thay đổi về tâm sinh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống hàng ngày cũng như sức khỏe. Một câu hỏi được rất nhiều người quan trong thời kỳ “quá độ” quan trọng này là liệu mãn kinh có mang thai được không ?

1. Chuyện “yêu” tuổi mãn kinh

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngừng hoạt động dẫn tới việc mất kinh nguyệt mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản. Độ tuổi mãn kinh là thường từ 50 – 55 tuổi.

Đã có những trường hợp “khóc dở mếu dở” khi U52, U53 vẫn dính “bầu” khiến nhiều người hoang mang không biết mãn kinh có mang thai không? Lý do là bởi khi thấy kinh nguyệt không xuất hiện trong vài tháng, nhiều cặp vợ chồng “thả ga” quan hệ mà không biết rằng đây có thể là hiện tượng mất kinh tạm thời.

Trong khi đó, hiện tượng mãn kinh là tình trạng vô kinh ở người phụ nữ trong ít nhất 12 tháng. Thời kỳ mãn kinh là khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh đến hết cuộc đời.

Sau 12 tháng không có kinh trở lại, người phụ nữ mới bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh , lúc này, buồng trứng sẽ thoái hóa không hồi phục. Các nang trứng sẽ không rụng, niêm mạc tử cung không dày lên, không bong tróc, đồng nghĩa với việc kinh nguyệt tắt hẳn và lúc này người phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên. Còn trước giai đoạn này, còn gọi là tiền mãn kinh, là lúc chị em thấy kinh nguyệt còn dây dưa, chưa hết hẳn, tháng có tháng không nên nếu quan hệ thời gian này mới cực kỳ nguy hiểm.

Thêm nữa, trước khi ngừng hẳn, buồng trứng có thể sẽ hoạt động hết công suất, một vài nang trứng có thể chín và rụng bất chợt và như vậy, cơ hội thụ thai vẫn “rình rập”. Trường hợp này khá hiếm song không phải không xảy ra.

2. Nguy hiểm do mang thai khi mãn kinh.

  • Sảy thai: do sự thay đổi trong tử cung, sự biến đổi của hormone và suy giảm chất lượng trứng.
  • Dị tật bẩm sinh: sự suy giảm chất lượng trứng là thủ phạm gây dị tật cho thai nhi, nhất là hội chứng Down.
  • Sinh non: khả năng sinh non cao và có thể gặp biến chứng khác như huyết áp, tiểu đường, co giật,…

Để đảm bảo, không phải lo nghĩ chuyện mãn kinh có mang thai được không?, tốt nhất, khi chưa mãn kinh hẳn, chị em nên có biện pháp quan hệ tình dục an toàn bởi mang thai khi mãn kinh kéo theo rất nhiều rủi ro.

Ngoài lo lắng về nguy cơ mang bầu, phụ nữ mãn kinh cũng phải đối mặt nhiều thay đổi tâm sinh lý trong giai đoạn mãn kinh: bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm; giảm ham muốn; khô âm đạo; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, xương khớp; da dẻ trở nên xấu hơn, nhiều vết nhăn, nám, sạm; tóc rụng, bạc màu,…

Để khắc phục điều này, phụ nữ nên bổ sung thêm các tiền nội tiết tố quan trọng trong cơ thể như EstroG-100 (estrogen thảo dược), progesterone, cao củ sắn dây và các chất chống oxy hóa mạnh từ tự nhiên gồm: Gamma – Oryzanol, Glutathion, Collagen, Curcumin. Đây là giải pháp triệt để và an toàn cho phụ nữ trong việc cải thiện các triệu chứng của quá trình mãn kinh, giúp duy trì vẻ xuân sắc bền lâu. EstroG-100 từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu đã được chứng minh có tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường, không lo tác dụng phụ.