Rối loạn kinh nguyệt thời kì tiền mãn kinh ở phụ nữ

18

Phần lớn phụ nữ khi bước vào độ tuổi 40 trở lên bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh với rất nhiều các triệu chứng như thay đổi cung bậc cảm xúc, điển hình nhất là rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh này có thể kéo dài trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và gây ảnh hướng rất lớn tới cuộc sống của chị em phụ nữ.

Biểu hiện và biến chứng ở tuổi tiền mãn kinh

Biểu hiện, triệu chứng thường gặp

  • Chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn bất thường
  • Khô âm đạo
  • Nóng bừng, ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Tăng cân và chuyển hóa chậm
  • Tóc mỏng và da khô
  • Teo các cơ quan sinh dục (vú, âm hộ, âm đạo)

Biến chứng của thời kỳ mãn kinh

  • Bệnh tim và mạch máu: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên do nồng độ estrogen giảm.
  • Loãng xương: Trong vài năm đầu mãn kinh, mật độ xương giảm rất nhanh, làm tăng nguy cơ loãng xương. Do đó ở phụ nữ sau mãn kinh, xương trở nên giòn và yếu, dễ gãy xương.
  • Bài tiết: Do các mô âm đạo và niệu đạo mất độ đàn hồi, chị em có thể gặp vấn đề về bài tiết, mót tiểu khẩn cấp, tiểu không kiểm soát, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng tăng.
  • Chức năng tình dục: Mãn kinh dẫn đến tình trạng khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.
  • Tăng cân: Nhiều chị em bị tăng cân do sự trao đổi chất chậm lại, phải giảm lượng thức ăn nạp vào và tập thể dục nhiều hơn, để duy trì cân nặng hợp lý.

Rối loạn nội tiết – nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi mãn kinh

Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Bên cạnh đó, còn gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh không giống nhau.

Có thể là kinh nguyệt kéo dài, huyết ra không đều cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, kinh nguyệt sau sinh…Trong trường hợp ngừng kinh cũng có thể xảy ra nếu trong vòng 12 tháng không có kinh liên tiếp, nếu không vẫn là kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết

Sự suy giảm tự nhiên của kích thích tố sinh sản

Bước vào giai đoạn mãn kinh khả năng sinh sản của chị em giảm do buồng trứng bắt đầu tạo ra ít kích thích tố sinh sản, trong đó có nội tiết tố estrogen.

Cắt bỏ tử cung

Phẫu thuật loại bỏ cả tử cung và buồng trứng sẽ gây ra mãn kinh vì estrogen và progesterone không còn được sản xuất, kéo theo những thay đổi nội tiết xảy ra.

Hóa trị và xạ trị

Cũng là nguyên nhân gây ra mãn kinh và rối loạn nội tiết, làm chị em có một số triệu chứng như nóng ran, bốc hỏa.

Suy buồng trứng sớm

Có khoảng 1% phụ nữ bị mãn kinh sớm (mãn kinh trước tuổi 40), khi đó buồng trứng không sản sinh lượng kích thích tố sinh sản bình thường.

Các hình thức rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Biểu hiện thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất của kinh nguyệt. Người phụ nữ sẽ thấy tự nhiên vòng kinh thay đổi như kinh ít, thưa dần và kéo dài, 1 tháng rưỡi, 2 tháng hoặc 3 tháng mới có kinh 1 lần hay 1 tháng có kinh 2 lần.

Trong khi đó có phụ nữ bị rong kinh, cường kinh, hiện tượng này thường nguy hiểm và gây rắc rối nhiều hơn dạng kinh thưa dần.

1. Kinh thưa

Là chu kỳ kinh từ 35 ngày trở lên cho đến 3 tháng. Vì ít xảy ra quá trình rụng trứng hoặc noãn bào bị thoái hóa trước khi rụng dẫn đến tình trạng kinh thưa.

2. Kinh mau

Nếu chu kỳ kinh ngắn dưới 3 ngày hoặc ngắn hơn là tình trạng rối loạn kinh nguyệt mau. Nguyên nhân chính là do nang noãn sớm trưởng thành và giai đoạn phát triển rút ngắn.

3. Hiện tượng mất kinh

Là tình trạng không có kinh từ 3 tháng trở lên do mất cân bằng và suy giảm nội tiết tố. Đồng thời, do hoạt động của buồng trứng suy giảm, tâm lý lo âu trước sự thay đổi của bản thân…gây nên tình trạng chu kỳ không xảy ra phóng noãn.

4. Rong kinh

Là tình trạng máu kéo dài từ buồng tử cung kéo dài trên 7 ngày. Có 2 dạng rong kinh là rong kinh thực tế và rong kinh cơ năng. Trong đó, rong kinh thực tế là hành kinh kéo dài do có tổn thương ở tử cung hay ở buồng trứng như polyp tử cung, u xơ tử cung và viêm niêm mạc tử cung.

Những bệnh lý này thường xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Còn đối với rong kinh cơ năng là không tìm thấy tổn thương ở những cơ quan trên, nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tuổi mãn kinh.

5. Cường kinh

Nếu hiện tượng số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều trên 200ml là tình trạng cường kinh. Tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung hoặc polyp trong buồng tử cung và lạc nội mạc tử cung làm tử cung không co bóp được tốt và chậm cầm máu.

Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh đối mặt với nguy cơ cao mắc những bệnh mãn tính như tăng huyết áp và rối loạn đông máu sẽ làm gia tăng hiện tượng cường kinh.

Tác hại của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Bên cạnh rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, thì hàng loạt những vấn đề xấu sẽ tấn công người phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Có thể kể tới các vấn đề như:

  • Làn da trở nên khô ráp, giảm tính đàn hồi, nhạy cảm xuất hiện nếp nhăn (đặc biệt là vùng quanh mắt), nám sạm da, đồi mồi. Tóc rụng, mất dần sắc tố dấn đến xuất hiện tóc bạc.
  • Niêm mạc âm đạo mỏng dần, giảm tính đàn hồi dẫn đến khô hạn, giảm ham muốn
  • Trong giai đoạn này, chị em thấy xuất hiện những cơn bốc hỏa, nóng ran, toát mồ hôi, dễ cáu gắt, hồi hộp lo âu, tính tình thay đổi.
  • Các vấn đề về giấc ngủ: Khó ngủ thường do nóng ran hoặc đổ mồ môi ban đêm, nhưng đôi khi mất ngủ, giấc ngủ không ngon hay rối loạn giấc ngủ xảy ra mà không có hiện tượng trên.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp: Estrogen có nhiệm vụ bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vỡ động mạch, giúp gắn kết canxi và khung xương, chống loãng xương.

Nhưng ở thời gian tiền mãn kinh lượng, Estrogen suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như huyết áp cao và loãng xương.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ giai đoạn này. Đó là điều bình thường, chị em không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thấy bị rong kinh, cường kinh kéo dài kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, dịch tiết có mùi khó chịu thì cần khám sản khoa sớm để loại trừ các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Nếu mắc phải các bệnh lý này, cần phải điều trị sớm và tích cực.

Đồng thời, khi bị rong kinh, cường kinh, ra máu kinh quá nhiều, chị em cần ngăn ngừa thiếu máu bằng cách uống viên sắt hữu cơ (nhằm chống thiếu máu, thiếu sắt nhưng tránh bị táo bón, nóng nhiệt) và vệ sinh vùng kín đúng cách bằng sản phẩm chuyên dụng có PH=(4-6), chứa nano bạc, tinh chất chè xanh để ngăn ngừa viêm nhiễm.

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, không đặt nặng mục tiêu điều trị rối loạn kinh nguyệt, mà cần giúp tuổi kinh kéo dài hơn, giảm mức độ rối loạn kinh nguyệt, và quan trọng hơn cả là cần giúp khắc phục được các vấn đề khó chịu, nguy hiểm của giai đoạn này như đã nêu ở trên.

Sử dụng hormon

Trước đây, y học sử dụng liệu pháp hormone thay thế cho phụ nữ tiền mãn kinh và thu được hiệu quả rất tích cực. Tuy nhiên, sau này y học cũng phát hiện liệu pháp này là con dao 2 lưỡi, nó gây rất nhiều tác dụng không mong muốn, nguy hiểm nhất là ung thư.

Bổ sung estrogen thảo dược

Cho nên, ngày nay các chuyên gia khuyên phụ nữ tiền mãn kinh sử dụng các tiền nội tiết tố từ thảo dược để vẫn thu được hiệu quả cao mà độ an toàn được bảo đảm. Trong đó, sản phẩm chứa các tiền nội tiết tố từ thảo dược EstroG-100, Pregnenolone đã được khoa học chứng minh là cho hiệu quả cao và an toàn bậc nhất.

EstroG-100 được chiết xuất từ ba loại thảo dược quý như Đương quy, Tục đoạn và Cách sơn tiêu. Đây là 3 loại thảo dược quý được sử dụng từ hơn 400 năm ở Hàn Quốc và Trung Quốc mà không hề có bất lợi nào. Hơn nữa, EstroG-100 cũng được khẳng định bởi Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm của các nước như Mỹ, Canada và Hàn Quốc về hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ qua nhiều thử nghiệm lâm sàng.

Một số giải pháp khác

  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp: có tác dụng ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) giúp giảm cơn bốc hỏa
  • Thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng loãng xương: bổ sung vitamin D
  • Ngủ đủ giấc
  • Thở sâu, massage và thư giãn cơ bắp
  • Tăng cường bài tập cơ sàn chậu (Kegel) nếu mắc chứng tiểu không kiểm soát, nhằm tăng độ co khít âm đạo.

Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý đến sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, giành thời gian thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng giúp tinh thần được thoải mái. Thường xuyên luyện tập thể dục mỗi ngày sẽ góp phần giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh.

Đồng thời, cần đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ và cân đối các chất. Đi khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để phát hiện những bệnh lý ở tử cung.

Nên chủ động nếu thấy có những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt như mất kinh 6 tháng, rong kinh, cường kinh để được điều trị kịp thời.