Bệnh đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ

89

Bệnh đổ mồ hôi ban đêm được xem như phản ứng bình thường của cơ thể, nhưng đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng của một bệnh lý hoặc hiện tượng nào đó trong cơ thể, nhất là ở đối tượng phụ nữ, đổ mồ hôi về đêm chính là một trong 13 triệu chứng điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm do đâu

Có rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng chị em bị đổ mồ hôi về đêm, có người đổ mồ hôi về đêm là do bệnh lý, nhưng cũng có người bị đổ mồ hôi ban đêm chỉ là do căng thẳng mà ra.

Đổ mồ hôi về đêm có thể xảy ra khi bị hạ đường huyết, lúc này lượng đường trong máu hạ thấp dưới 70mg/dL không đủ glucose trong máu nên gây vã mồ hôi, người bệnh thấy chóng mặt, run rẩy, bủn rủn tay chân.

Ngoài ra, đổ mồ hôi ban đêm còn xảy ra ở những người mắc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, bệnh xương khớp như viêm xương. Bên cạnh đó kèm theo dấu hiệu sốt, ăn uống kém, sút cân nhanh. Hay nếu người bệnh bị ung thư, đổ mồ hôi ban đêm cũng là một triệu chứng thường gặp, nhất là những ai bị ung thư máu, kèm theo sốt, sút cân và nổi hạch.

Bệnh đổ mồ hôi về đêm còn gặp ở những người có hội chứng tăng tiết mồ hôi – một bệnh mãn tính của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ai bị bệnh này thường mồ hôi ra nhiều cả ngày và đêm, khi quá xúc động.

Đổ mồ hôi ban đêm là bệnh hay gặp ở chị em phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh do những cơn hỏa bốc xảy ra thường vào giai đoạn này khiến đổ mồ hôi về đêm. Cùng với 12 triệu chứng khác, bệnh đổ mồ hôi ban đêm cùng với chứng hỏa bốc từng cơn ở phụ nữ tuổi trung niên được xác định nguyên nhân chủ yếu do rối loạn nội tiết tố của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh mang lại.

Cải thiện bệnh đổ mồ hôi ban đêm do suy giảm nội tiết tố

Căn nguyên bệnh là gì thì chữa bằng thuốc đấy, chứng đổ mồ hôi ban đêm ở chị em phụ nữ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì vậy tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh để có những phương pháp ứng phó phù hợp.

Chẳng hạn đối với chứng đổ mồ hôi ban đêm do hạ đường huyết, điều quan trọng là ngay lập tức lúc đó, cần bổ sung lượng đường trong máu cho ổn định bằng cách ăn một ít kẹo ngọt, mềm, tránh ăn socola, vì chất béo trong đó sẽ khiến giảm sự hấp thụ đường glucoza, khiến đường huyết lâu trở lại trạng thái ổn định.

Tương tự như vậy, với chứng đổ mồ hôi về đêm do rối loạn và suy giảm nội tiết tố nữ estrogen, khuyến cáo nhiều nhất vẫn là đảm bảo một chế độ dinh dưỡng ăn cân đối, đủ 4 nhóm, tích cực ăn rau xanh, hoa quả, uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, và chế độ thể dục đều đặn. Trường hợp vẫn không hiệu quả, nhiều chị em phụ nữ vẫn tìm đến liệu pháp hoocmon thay thế, nhưng lại lo lắng với tác dụng phụ không mong muốn. Để bổ sung lượng estrogen thiếu hụt một cách an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể chứng đổ mồ hôi về đêm ở chị em, nên bổ sung bằng estrogen từ thảo dược như EstroG-100.

EstroG-100 được chiết xuất từ 3 thảo dược quý của Hàn Quốc là Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu, có tác dụng gấp 4 lần so với các estrogen thảo dược khác, và đặc biệt an toàn tuyệt đối qua chứng minh lâm sàng hơn 400 năm sử dụng tại Hàn Quốc và được các cơ quan quản lý y dược của Mỹ, Canada, Hàn Quốc chứng nhận. Đặc biệt EstroG-100 còn được chứng nhận cải thiện tới 11/13 triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ, trong đó có bệnh đổ mồ hôi ban đêm.

Bổ sung đầy đủ lượng nội tiết tố suy giảm, hạn chế các khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh đối với chị em chính là giúp phụ nữ tuổi trung niên nhẹ nhàng đi qua giai đoạn nhạy cảm của cuộc đời, nhất là không phải mất ngủ, mệt mỏi bởi những cơn đổ mồ hôi về đêm.