Ngoài các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, đổ mồ hôi, bốc hỏa, giảm ham muốn, khô âm đạo,… phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng sẽ gặp hiện tượng ra máu. Vậy, ra máu tiền mãn kinh là do đâu, có nguy hiểm không và phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?
1. Rong kinh tiền mãn kinh do đâu?
Ra máu ở thời kỳ tiền mãn kinh với lượng ít hoặc nhiều song kéo dài còn được gọi là hiện tượng rong kinh.
Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Thời gian hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu khoảng từ 50ml trở lên.
Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt thường bị rối loạn. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt rất thất thường, có thể ngắn hơn hoặc dài hơn và lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường. Khoảng cách giữa các chu kỳ có thể tăng hoặc giảm, thậm chí có thể mất kinh 2- 3 tháng rồi lại có trở lại.
Khi thấy tình trạng ra máu tiền mãn kinh, rất nhiều người băn khoăn, lo lắng và không biết phải làm sao. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thời tiền mãn kinh là do buồng trứng suy giảm hoạt động, kéo theo sự thay đổi hàm lượng các nội tiết tố estrogen và progesterone. Đây là hai hormone phối hợp với nhau tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ. Vì vậy, nồng độ hai hormone này bị mất cân bằng, thiếu hụt thì rối loạn kinh nguyệt là điều dễ hiểu.
Tình trạng ra máu tiền mãn kinh như rong kinh kéo dài dễ gây mất máu, thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Đồng thời, ra máu nhiều và kéo dài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nên các bệnh như viêm âm đạo,…
Nguy hiểm hơn, rong kinh tiền mãn kinh không được điều trị triệt để có thể dẫn tới ung thư nội mạc tử cung.
2. Rong kinh tiền mãn kinh ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Quá sản tuyến nang ở phụ nữ tiền mãn kinh cao gấp 10 lần so với nhóm tuổi 20 – 45. Nếu như là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rong kinh tiền mãn kinh, để lâu không được điều trị sẽ chuyển sang dạng ác tính rất nguy hiểm.
Rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh ác tính. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì khả năng phục hồi sẽ kém hơn. Rong kinh dù là cơ năng vẫn có thể gây ra thiếu máu mạn tính. Tình trạng thiếu máu này cản trở sinh hoạt và lao động. Nếu kéo dài có thể rất nguy hiểm.
3. Khắc phục tình trạng ra máu tiền mãn kinh
Nếu trong giai đoạn tiền mãn kinh mà thấy ra máu nhiều và kéo dài, tốt nhất, phụ nữ cần sớm đi khám phụ khoa để loại trừ các nguyên nhân như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,…
Để điều trị ra máu tiền mãn kinh, phụ nữ cũng nên kết hợp bổ sung nội tiết tố đã bị thiếu hụt để cân bằng trở lại. Bổ sung nội tiết tố không chỉ hữu hiệu cho vấn đề kinh nguyệt mà còn giúp cải thiện rất nhiều các triệu chứng tiền mãn kinh khác, giúp thời kỳ tiền mãn kinh trôi qua thật nhẹ nhàng, suôn sẻ.
Tuy nhiên, khi bổ sung nội tiết tố, phụ nữ nên chú ý bổ sung estrogen có chiết xuất từ thảo dược như EstroG-100, kết hợp cùng tiền nội tiết tố khác như progesterone, bởi khi bổ sung cần theo cả nhóm để có được tác dụng đồng bộ.
Nhiều phụ nữ thường bổ sung ở dạng tổng hợp (có trong thuốc tránh thai là điển hình) hoặc chỉ bổ sung một mình estrogen mà quên đi các hormone tương trợ khác khiến tác dụng không được cao mà lại thêm nhiều tác dụng phụ như tăng cục máu đông, đau nửa đầu, béo bụng, nguy cơ ung thư, u vú, u xơ,…
Thêm nữa, bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố là cách để cơ thể tự hấp thu và tự tổng hợp theo nhu cầu, tránh gây dư thừa mà không mang lại hiệu quả, kéo thêm tác dụng phụ.
Như đã nói ở trên, rong kinh rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Để phòng ngừa, phụ nữ cần chú ý vệ sinh đúng cách. Những dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn mạnh sẽ càng làm mất môi trường âm đạo hay những thành phần tạo mùi hóa học cũng dễ gây kích ứng. Thay vì đó, phụ nữ nên chọn những loại có độ PH cân bằng = (4 – 6), thành phần chứa nano bạc, thảo dược như bạc hà, chè xanh,…
Khi vệ sinh, chị em chú ý không nên thụt rửa sâu trong âm đạo và không nên lạm dụng băng vệ sinh, băng vệ sinh hàng ngày.
Còn trong trường hợp viêm nhiễm, chị em cần đi khám sớm và tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sỹ. Trong quá trình điều trị, cân bằng môi trường âm đạo là việc rất cần thiết mà nhiều người thường bỏ quên. Sử dụng kháng sinh tây y để diệt tác nhân gây bệnh song nó thường diệt luôn cả lợi khuẩn, từ đó tiếp tục làm xáo trộn pH âm đạo tạo điều kiện vi khuẩn, nấm hoành hành.
Để hạn chế điều này và rút ngắn thời gian điều trị bằng kháng sinh tây y lại thì cần bổ sung thêm lợi khuẩn để chúng tăng sinh, lấn át vi khuẩn có hại như sử dụng chế phẩm Immune Gamma, cộng thêm “kháng sinh thực vật” như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dây kí ninh để kiểm soát dịch âm đạo, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa biến chứng.
Ngoài ra, chị em nên tạo thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày, giảm căng thẳng đầu óc, giúp tinh tinh thần luôn được thư giãn, thoải mái.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng: cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Tăng cường các thức ăn giàu canxi, các thực phẩm chứa nhiều axit béo như hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu nành,…. Hạn chế tối đa các chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas,…
Khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời nếu có.