Phá thai là một thủ thuật thường được chỉ định cho những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, chưa sẵn sàng về cả tâm lý và vật chất để sinh con hoặc khi thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Sau phá thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường bị tác động gây nên tình trạng rối loạn. Rối loạn kinh nguyệt sau phá thai có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.
1. Biểu hiện bình thường của kinh nguyệt sau khi phá thai
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4-8 tuần sau khi phá thai. Khoảng thời gian này là để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, tái tạo niêm mạc tử cung và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) và xuất hiện kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh.
Nếu chị em có kinh nguyệt không đều trong giai đoạn này cũng không đáng lo ngại trừ khi kèm theo biểu hiện bất thường như ra máu kéo dài, có mùi hôi, hay sốt.
2. Rối loạn kinh nguyệt do phá thai
Phá thai cần được thực hiện ở những cơ sở y tế đạt chuẩn, được trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và quá trình thực hiện phải đảm bảo. Nếu tuổi thai còn nhỏ, kích thước túi thai chưa phát triển lớn thì tùy từng trường hợp cụ thể, thai phụ sẽ được chỉ định cách phá thai bằng thuốc, nạo phá thai hay hút thai.
Còn với các thai nhi đã hơn 13 tuần tuổi, các bác sỹ khuyến cáo không nên thực hiện phá thai bởi khi này, thai nhi đã lớn, phá thai có thể gây ra những tai biến nguy hiểm.
Thông thường, sau khi phá thai an toàn khoảng 1-2 tháng thì buồng trứng của người phụ nữ có thể hồi phục chức năng rụng trứng, hoạt động nội tiết của cơ thể cũng bắt đầu trở lại, niêm mạc tử cung được tái tạo, trứng bắt đầu phóng noãn và tạo ra kinh nguyệt nếu không được thụ tinh. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai.
3. Triệu chứng kinh nguyệt không đều sau khi phá thai
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những tác dụng phụ thường gặp của việc phá thai. Thời gian kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau khi phá thai là khác nhau ở mỗi người, tùy theo phương pháp phá thai, lượng máu đã mất do lần phá thai đó ít hay nhiều, cơ thể hồi phục thế nào, có bị thiếu máu hay nhiễm khuẩn không,…
Vậy rối loạn kinh nguyệt sau phá thai có nguy hiểm không? Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4 – 8 tuần (tính từ ngày phá thai).
Tuy nhiên, khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, chị em sẽ thấy kinh nguyệt có dấu hiệu bị rối loạn, chưa thể ổn định như lúc trước. Rối loạn kinh nguyệt ở đây có thể là kinh nguyệt xuất hiện chậm, chu kỳ không đều, rong kinh,…Cũng có thể là trường hợp phá thai xong không thấy có kinh hoặc kinh nguyệt ra nhiều sau khi phá thai.
Ngoài việc rối loạn kinh nguyệt, phá thai bằng những cách không an toàn hay phá thai ở những nơi không đảm bảo còn rất dễ gây viêm nhiễm vùng ấy.
4. Nguyên nhân kinh nguyệt không đều sau khi phá thai
Sau khi phá thai từ một đến hai tháng chưa thấy kinh nguyệt thì có thể do những nguyên nhân sau:
- Có thai trở lại
- Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Kinh nguyệt của phụ nữ rất dễ bị rối loạn bởi lúc này, cơ thể còn đang khá yếu và có những thay đổi nhất định về sinh lý, nội tiết tố bên trong cơ thể. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau phá thai chủ yếu là do, trước đó các nội tiết tố nữ như Estrogen và Progesterol thay đổi trong thai kỳ, nay đột ngột bỏ thai sẽ khiến chúng chưa thể cân bằng trở lại như bình thường được. Ngoài ra, có thể do chị em bị áp lực tâm lý (căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán) làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên ở lớp não khiến kinh nguyệt rối loạn. Sau khi phá thai, nhất là với những ca phá thai không an toàn, đảm bảo, nội mạc tử cung có thể bị tổn thương và ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Dính buồng tử cung
Biến chứng dính buồng tử cung do các phương pháp phá thai không an toàn cũng dễ khiến kinh nguyệt bị rối loạn.
Vậy, làm thế nào để xử lý tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi phá thai?
5. Cải thiện nhanh tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau phá thai
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Với các trường hợp phá thai, dù bằng hình thức nào đi chăng nữa thì chị em cũng phải đảm bảo vệ sinh vùng kín sạch sẽ và khoa học, nên kiêng cữ “chuyện ấy”, tránh quan hệ tình dục sớm để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Tốt nhất, vợ chồng nên “gần gũi” sau khoảng 1 – 2 tháng từ lúc phá thai. Thời gian để mang thai trở lại được khuyên là sau 6 tháng.
Với các trường hợp phá thai, dù bằng hình thức nào đi chăng nữa thì chị em cũng nên kiêng cữ “chuyện ấy”, tránh để viêm nhiễm vùng ấy. Tốt nhất, chị em nên “gần gũi” sau khoảng 1 – 2 tháng từ lúc phá thai. Thời gian để mang thai trở lại được khuyên là sau 6 tháng.
Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng bởi cơ thể mất nhiều máu và sức đề kháng của cơ thể còn yếu. Chị em nên chú ý bổ sung các thực phẩm:
- Giàu protein, vitamin và muối vô cơ, đặc biệt là sắt để phòng thiếu máu. Sắt có nhiều trong nho, rau dền, rau ngót, táo, bí đỏ…
- Cá, trứng, gan động vật, các loại sữa, hoa quả giúp cơ thể mau phục hồi sau khi phá thai, ngoài ra ăn nhiều hạt hướng dương, hạt dẻ, khoai lang, bơ, cà chua, các loại rau màu xanh cũng rất tốt
- Giàu axit folic như măng tây, nước trái cây, bột ngũ cốc, nấm…
Bên cạnh đó, nên hạn chế:
- Những món ăn có tính hàn như hải sản, đồ chua, rau sống, mướp đắng, dầu, củ cải, sơn trà
Trong khoảng thời gian này, cơ thể còn đang yếu, sức đề kháng kém nên chị em cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh để tâm trạng căng thẳng, buồn bã hay lo lắng làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh..
Người chồng nên ở bên cạnh động viên và quan tâm tới vợ để vợ phục hồi về sức khỏe và tinh thần. Hãy dẫn vợ tới tái khám sau khi phá thai và khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt.
Bổ sung estrogen thảo dược
Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau phá thai, chị em nên bổ sung estrogen thảo dược như EstroG-100 cùng các tiền nội tiết tố gồm Pregnenolone (tiền hormone của progesterone), Cao củ sắn dây.
EstroG-100 là estrogen thảo dược mang lại tác dụng vượt trội, mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường và rất an toàn, không lo ngại tác dụng phụ.
Hi vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc và hướng dẫn chị em cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau phá thai.