Rong kinh là một tình trạng khá phổ biến ở chị em song không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
1. Thế nào là rong kinh?
Thông thường, số ngày hành kinh trong một chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ rơi vào khoảng 3 – 5 ngày, cũng có người kéo dài tới 7 ngày tùy theo cơ địa. Lượng máu kinh mất đi mỗi tháng sẽ dao động trong khoảng từ 80 – 200ml.
Nếu số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh mất đi quá nhiều hoặc ít nhưng lại kéo dài thì được gọi rong kinh.
Rong kinh có thể gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh, mãn kinh. Đây là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể.
Rong kinh có thể gặp trong độ tuổi sinh sản, thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai hoặc dùng nhiều loại thuốc tránh thai,… Rong kinh cũng có thể xuất hiện do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
2. Khó thụ thai, viêm nhiễm,… cũng vì rong kinh
Chị Nhung, 31 tuổi ở Tiên Lãng, Hải Phòng lập gia đình được 6 tháng thì bị rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra ít nhưng kéo dài trong nhiều ngày. Khi đi khám thì chị được các bác sỹ kết luận là rong kinh do rối loạn nội tiết tố và kê thuốc. Khi uống thuốc chị không bị rong nữa nhưng sang tháng thứ 3, tình trạng lại kéo dài trở lại và tiếp diễn trong nhiều tháng sau. Đến nay, chị đã kết hôn được hơn 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà cũng chưa có tin vui.
Các bác sỹ cho hay, rong kinh làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, khó xác định được thời gian trứng rụng nên thường gây khó thụ thai hơn những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Một số trường hợp trứng gặp được tinh trùng để thụ tinh trong lúc bị rong kinh song thời điểm này, niêm mạc tử cung vẫn bong ra từng đám, tử cung vẫn co bóp, cổ tử cung vẫn hé mở để kinh nguyệt thoát ra ngoài nên gây khó khăn cho việc làm tổ và khiến trứng dễ bị sẩy ra ngoài ngay cả khi đã được thụ tinh.
Vậy làm sao để đối phó với tình trạng rong kinh? Trừ giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt không đều là điều tất yếu không cần điều trị còn thường thì khi bước vào tuổi 30, nội tiết tố nữ bắt đầu bị suy giảm nên kinh nguyệt có xu hướng không đều, không gọn, dễ bị rong kinh, …
Cách tốt nhất để kinh nguyệt đều đặn, số ngày kinh gói gọn trong 3 – 5 ngày, không bị rong kinh là chị em nên bổ sung nội tiết tố đã bị thiếu hụt từ bên trong. Chị em nên bổ sung estrogen thảo dược như EstroG-100 bởi tính an toàn và hiệu quả, không cần kê đơn và theo dõi nghiêm ngặt như các hormone tổng hợp, đồng thời bổ sung kèm các nội tiết tố khác như progesterone để có được tác dụng đồng bộ. Một lưu ý là nên bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu thực, tránh tác dụng phụ như: tăng cục máu đông, béo bụng, tăng nguy cơ u vú, ung thư ú, u xơ,…
Ngoài ra, rong kinh kéo dài sẽ dễ gây mất máu dẫn tới các bệnh thiếu máu và nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm đường sinh dục. Khi đó vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ, âm đạo vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này.
Nếu vùng kín có biểu hiện viêm nhiễm, chị em cần sớm đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm tình trạng này. Muốn có hiệu quả, ngoài việc điều trị viêm nhiễm theo đơn của bác sĩ, chị em hãy giúp PH vùng kín cân bằng để tránh viêm nhiễm dai dẳng hoặc tái đi tái lại nhiều lần bằng bổ sung chế phẩm Immune Gamma (chiết xuất từ thành vi khuẩn có lợi Lactobacillus) kết hợp với “kháng sinh thực vật” như Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh. Bên cạnh đó, chị em cũng nên phòng ngừa và tránh tái phát bệnh bằng sản phẩm vệ sinh vùng kín hàng ngày có thành phần Nano bạc tiên tiến và PH cân bằng = (4 – 6).