Rối loạn kinh nguyệt –  “thủ phạm” gây hàng loạt rắc rối

42

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải song họ vẫn chưa hiểu rõ cũng như chưa biết cách xử lý như thế nào cho đúng và hiệu quả. Chị em có biết, hiện tượng rối loạn kinh nguyệt cảnh báo rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe, đặc biệt là thiên chức làm mẹ .

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Để hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt là gì, trước tiên chị em nên có kiến thức về kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết tố nữ estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể.

Bình thường, kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 – 150ml.

Như vậy, tất cả những dấu hiệu của chu kỳ kinh đi lạc quỹ đạo trên được coi là rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn biến không ổn định như: chậm kinh, mất kinh, kinh đến sớm, rong kinh, thiểu kinh,…

2. 9 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt thường chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường là:

  • Áp lực tâm lý: Sự mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol – hormone ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản sinh các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone.
  • Tăng, giảm trọng lượng cơ thể thất thường: Việc này sẽ tác động tới hàm lượng hormone trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng tới sự hành kinh.
  • Ăn uống không đầy đủ, không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thất thường sẽ làm biến động mức hormone trong cơ thể và ảnh hưởng tới chức năng hoạt động khác của cơ thể như tỷ lệ trao đổi chất.
  • Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập không hợp lý: Tập thể dục quá sức sẽ làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Chị em nên có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya và tập thể dục ở mức điều độ, vừa phải tình trạng cơ thể.
  • Mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố: Đây là nguyên nhân chủ yếu từ bên trong gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hai nội tiết tố nữ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ là estrogen và progesterone. Khi hàm lượng, nồng độ các nội tiết tố nữ này bị biến động, suy giảm, kinh nguyệt chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
  • Dậy thì: Hầu hết các bạn gái trong độ tuổi dậy thì sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Lý do là bởi lúc này, buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Mức nội tiết tố được giải phóng trong cơ thể cần một thời gian khá dài để ổn định và hình thành quy luật.
  • Trước thời kỳ mãn kinh: Thời điểm này, nồng độ, hàm lượng các nội tiết tố trong cơ thể gồm estrogen, progesterone, androgen, testosterone sẽ suy giảm mạnh, nhất là hai nội tiết đầu do buồng trứng suy giảm hoạt động, cơ thể bị lão hóa.
  • Rối loạn tuyến giáp: Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
  • Cho con bú: Phụ nữ cho con bú sẽ bị rối loạn kinh nguyệt do tuyến yên sẽ tiết ra một lượng lớn chất prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen. Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cũng cần phải một thời gian thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.

3. Rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

Rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở độ tuổi sinh nở, dậy thì và tiền mãn kinh, mãn kinh (hai trường hợp sau là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể). Riêng với trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì thì không nhất phải điều trị song hai trường hợp còn lại nên điều trị sớm, nhất là ở độ tuổi sinh nở để tránh ảnh hưởng tới “thiên chức làm mẹ”.

Rối loạn kinh nguyệt nếu không điều trị sớm còn có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa, bệnh phụ khoa.Không chỉ biểu hiện từ bên trong, rối loạn kinh nguyệt còn biểu hiện ra bên ngoài như: khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,…Để điều trị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần có biện pháp tác động từ bên trong bởi nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này là sự rối loạn, suy giảm các nội tiết tố nữ.

Bổ sung nội tiết tố nữ là cần thiết song nó cũng có thể “phản chủ” nếu không biết cách bổ sung. Để bổ sung đúng, an toàn, dễ sử dụng mà vẫn đạt hiệu quả cao, chị em nên bổ sung estrogen hoàn toàn từ thảo dược dưới dạng thực phẩm chức năng.

Trước đây, người ta thường bổ sung nội tiết tố nữ theo dạng liệu pháp hormone thay thế (tổng hợp) song cách làm này cần có sự kê đơn, theo dõi nghiêm ngặt của bác sỹ và lại gây ra nhiều tác dụng phụ: gây đau nửa đầu, béo bụng, tăng nguy cơ u vú, ung thư vú, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Hiện nay, khoa học đã tìm ra một loại estrogen thảo dược mới là EstroG-100 (từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) mang lại tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường. EstroG -100 cũng đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm các quốc gia Mỹ, Canada và Hàn Quốc khẳng định là an toàn, không có tác dụng phụ qua các thử nghiệm lâm sàng.

Thêm một lưu ý là khi bổ sung nội tiết tố nữ, chị em cần bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố và bổ sung theo nhóm theo nhóm, không nên bổ sung đơn lẻ một mình estrogen bởi nó sẽ không mang lại tác dụng đồng bộ và gây ra tác dụng phụ không kém gì cách bổ sung ở dạng tổng hợp. Các tiền nội tiết tố nên bổ sung kèm EstroG-100 là Pregnenolone (tiền hormone của progesterone),

Ngoài ra, để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em nên giữ cho tình trạng cơ thể ở mức ổn định, không tăng cân hay giảm cân quá nhiều, nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý kết hợp tập thể dục lành mạnh, đều đặn.  Tránh áp lực tâm lý cũng là điều rất quan trọng.