Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

78

Không ít chị em phụ nữ thay vì sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn lại hay lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp, điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Về vấn đề rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chị em, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Hiện nay, có nhiều phương pháp phòng tránh thai khi chưa có ý định mang thai và sinh con như đặt vòng, sử dụng bao cao su và uống thuốc tránh thai…Trong đó, biện pháp ngừa thai bằng cách sử dụng thuốc tránh thai được chị em lựa chọn tương đối nhiều bởi sự thuận tiện và đơn giản của nó.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc được chỉ định dùng để phòng tránh thai đối với những trường hợp chưa có ý định mang thai. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ như ra huyết bất thường, rối loạn kinh nguyệt do sự thay đổi hormone đột ngột.

Vì sao uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt

Trong thuốc tránh thai hàng ngày có chứa hormone sinh dục nữ, nếu sử dụng thường xuyên có thể làm thay đổi nồng độ hormone đột ngột khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc có thể đến muộn hơn.

Đặc biệt thuốc tránh thai khẩn cấp chứa một lượng lớn nội tiết tố nên nó làm ức chế buồng trứng và niêm mạc tử cung. Dẫn đến hiện tượng ra máu bất thường giữa chu kì kinh nguyệt, gây nên tình trạng rối loạn chu kì kinh nguyệt.

Thuốc tránh thai có nhiều loại trong đó có loại 21 viên và loại 28 viên song về cơ bản, 2 loại này giống nhau do đều chứa nội tiết tố nữ Estrogen và progesterone ở dạng tổng hợp. Loại 21 viên thì cả 21 viên đều có nội tiết tố, còn loại 28 viên thì 21 viên đầu có nội tiết tố còn 7 viên sau không có nội tiết tố.

Khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai, vòng kinh sẽ đều hơn, có xuất hiện kinh nguyệt song sự thấy kinh lúc này là “nhân tạo”, không có sự rụng trứng bởi thuốc làm ức chế trứng chín và sự rụng trứng.

Niêm mạc đáng lẽ phải dày lên trong những ngày có kinh để trứng làm tổ thì khi sử dụng thuốc tránh thai, niêm mạc lại mỏng để trứng không làm tổ được. Nếu lạm dụng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng cũng như khả năng làm mẹ sau này.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai

Tùy theo cơ địa mỗi người, một số thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, ói, nám da, tăng cân,… Nó còn có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.

Thêm nữa, không phải ai cũng có thể điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai. Với các bé gái trong độ tuổi dậy thì, vị thành niên, kinh nguyệt không đều là sinh lý bình thường nên không nhất thiết phải điều trị.

Thuốc tránh thai không được dùng cho những trường hợp như nghi ngờ có thai, có các khối u (u vú, u tử cung, buồng trứng), mắc các bệnh nội khoa nặng như tiểu đường, bệnh về gan, thận, tim mạch, u xơ, u nang… bởi các hoạt chất có trong thuốc ngừa thai có thể tích lũy trong cơ thể và làm bệnh tình trở nên nặng hơn.

Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc tránh thai trong điều hòa kinh nguyệt và không gây bất cứ biến chứng nào thì việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa. Chị em nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

  • Ra máu: do thuốc tránh thai bổ sung hàm lượng cao hormone sinh dục vào cơ thể, ngăn cản sự rụng trứng
  • Mất kinh: do quá trình điều tiết hormone bị thay đổi, nguyên nhân là vì thuốc có tác dụng ức chế chu trình rụng trứng và làm dày niêm mạc cổ tử cung cản trở sự thụ thai.
  • Các hiện tượng: rong kinh, rong huyết,…

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hơn nhiều so với thời gian hành kinh của các tháng trước đó, nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Rong kinh nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những tác hại lớn cho sức khỏe nói chung của chị em (thiếu máu) và sức khỏe sinh sản riêng (viêm nhiễm “vùng kín”…).

Biến động về vòng kinh, máu kinh và thời gian hành kinh sau khi ngừng uống thuốc tránh thai, vì lượng hormone đột ngột giảm

Rối loạn kinh nguyệt do thuốc tránh thai có sao không

Theo các chuyên gia về phụ khoa, nếu tình trạng kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày xảy ra trong thời gian ngắn và không xuất hiện những biểu hiện bất thường thì chị em không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài, kèm theo những triệu chứng bất thường như: buồn nôn, nôn, máu ra nhiều, đau bụng kinh dữ dội, nhất là đau và chảy máu khi quan hệ thì chị em nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.

Sau đó, nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và tư vấn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Bên cạnh đó, chị em sẽ nhận được sự tư vấn về cách sử dụng thuốc tránh thai an toàn hoăc hướng dẫn biện pháp tránh thai hiệu quả hơn. Ngoài ra, chị em sẽ được hướng dẫn cách điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định hơn.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt sau khi dùng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là một trong những loại có chứa nội tiết tố như estrogen, progesterone nên có tác dụng điều hòa kinh nguyệt song những nội tiết tố này lại ở dạng tổng hợp.

Việc bổ sung nội tiết tố ở dạng tổng hợp được khuyến cáo là không nên sử dụng thường xuyên và gây ra nhiều tác dụng phụ: cục máu đông, tăng cân, đau nửa đầu, nguy cơ ung thư vú, u xơ tử cung,…

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau củ, trái cây, đặc biệt mầm đậu nành có chứa phytoestrogen tương tự hormone estrogen giúp chị em cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.

Tập thể dục đều đặn cũng là phương pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên. Kết hợp các bài tập thở, tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách… thường xuyên có thể giảm căng thẳng, thư giãn tốt hơn, giúp điều hòa hormon và điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.

Bên cạnh đó, để cân bằng nội tiết, chị em có thể dùng các dưỡng chất chứa các chất chống lão hoá (acid alphalipoic và selen), tinh chất mầm đậu nành, giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.

Bổ sung estrogen thảo dược

Để tránh tác dụng phụ khi điều trị rối loạn kinh nguyệt với thuốc tránh thai như trên hoặc các dạng bổ sung nội tiết tổng hợp khác cũng như điều trị rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn, chị em nên bổ sung tiền nội tiết tố từ thảo dược như EstroG-100 (thành phần Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) kết hợp với progesterone.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có nhiều nguyên nhân như tâm lý bị ảnh hưởng; chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bị rối loạn; tăng hoặc giảm cân,… song nguyên nhân chủ yếu thường do rối loạn nội tiết.

Vì vậy, chị em nên bổ sung nội tiết tố từ bên trong, nên bổ sung theo nhóm để có được tác dụng đồng bộ và chú ý nên bổ sung theo dạng tiền nội tiết tố để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu thực.

Ngoài ra, chị em cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, đủ chất dinh dưỡng và có chế độ luyện tập lành mạnh, đều đặn.