Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

65

Thuốc tránh thai là một trong những phương án được chị em phụ nữ chọn để điều hòa kinh nguyệt. Tuy nhiêu, lại xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai. Nguyên nhân là do đâu và liệu nó có nguy hiểm đến sức khỏe?

1. Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

1.1. Tác dụng của thuốc tránh thai lên sinh lý kinh nguyệt

Ngoài tác dụng chính là ngăn ngừa sự thụ thai, thuốc tránh thai cũng được sử dụng để cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt. Thuốc tránh thai có nhiều loại trong đó có loại 21 viên và loại 28 viên song về cơ bản, 2 loại này giống nhau do đều chứa nội tiết tố nữ Estrogen và progesterone ở dạng tổng hợp. Loại 21 viên thì cả 21 viên đều có nội tiết tố, còn loại 28 viên thì 21 viên đầu có nội tiết tố còn 7 viên sau không có nội tiết tố.

Khi điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai, vòng kinh sẽ đều hơn, có xuất hiện kinh nguyệt song sự thấy kinh lúc này là “nhân tạo”, không có sự rụng trứng bởi thuốc làm ức chế trứng chín và sự rụng trứng.

Niêm mạc đáng lẽ phải dày lên trong những ngày có kinh để trứng làm tổ thì khi sử dụng thuốc tránh thai, niêm mạc lại mỏng để trứng không làm tổ được. Nếu lạm dụng thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng cũng như khả năng làm mẹ sau này.

1.2. Một số lưu ý khi sử dụng 

Tùy theo cơ địa mỗi người, một số thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, ói, nám da, tăng cân,… Nó còn có thể dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.

Thêm nữa, không phải ai cũng có thể điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai. Với các bé gái trong độ tuổi dậy thì, vị thành niên, kinh nguyệt không đều là sinh lý bình thường nên không nhất thiết phải điều trị.

Thuốc tránh thai không được dùng cho những trường hợp như nghi ngờ có thai, có các khối u (u vú, u tử cung, buồng trứng), mắc các bệnh nội khoa nặng như tiểu đường, bệnh về gan, thận, tim mạch, u xơ, u nang… bởi các hoạt chất có trong thuốc ngừa thai có thể tích lũy trong cơ thể và làm bệnh tình trở nên nặng hơn.

Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả của thuốc tránh thai trong điều hòa kinh nguyệt và không gây bất cứ biến chứng nào thì việc sử dụng thuốc phải có chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa. Chị em nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng tiền nội tiết tố

Thuốc tránh thai là một trong những loại có chứa nội tiết tố như estrogen, progesterone nên có tác dụng điều hòa kinh nguyệt song những nội tiết tố này lại ở dạng tổng hợp.

Việc bổ sung nội tiết tố ở dạng tổng hợp được khuyến cáo là không nên sử dụng thường xuyên và gây ra nhiều tác dụng phụ: cục máu đông, tăng cân, đau nửa đầu, nguy cơ ung thư vú, u xơ tử cung,…

Để tránh tác dụng phụ khi điều trị rối loạn kinh nguyệt với thuốc tránh thai như trên hoặc các dạng bổ sung nội tiết tổng hợp khác cũng như điều trị rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn, chị em nên bổ sung tiền nội tiết tố từ thảo dược như EstroG-100 (thành phần Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) kết hợp với progesterone.

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có nhiều nguyên nhân như tâm lý bị ảnh hưởng; chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bị rối loạn; tăng hoặc giảm cân,… song nguyên nhân chủ yếu thường do rối loạn nội tiết.

Vì vậy, chị em nên bổ sung nội tiết tố từ bên trong, nên bổ sung theo nhóm để có được tác dụng đồng bộ và chú ý nên bổ sung theo dạng tiền nội tiết tố để cơ thể tự tổng hợp theo nhu cầu thực.

Ngoài ra, chị em cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, đủ chất dinh dưỡng và có chế độ luyện tập lành mạnh, đều đặn.