Rối loạn kinh nguyệt – dấu hiệu cảnh báo nguy cơ vô sinh

52

Kinh nguyệt bị rối loạn là một tình trạng không khó thấy ở chị em phụ nữ. Vậy rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không? Rối loạn kinh nguyệt là tín hiệu rối loạn nội tiết tố nữ, thể hiện sức khỏe của người phụ nữ đang xấu đi, tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh hiếm muộn ở chị em, nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo, đe dọa tới thiên chức làm mẹ của không ít phụ nữ.

1. Rối loạn kinh nguyệt có bị vô sinh?

Theo số liệu nghiên cứu điều tra tại Việt Nam, phụ nữ mắc chứng kinh nguyệt không đều có tỷ lệ vô sinh cao gấp 1,3 lần so với những phụ nữ bình thường. Rất nhiều chị em không biết chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng có con, tại Việt Nam, số chị em lầm tưởng chuyện này còn chiếm tỷ lệ tới 60%.

2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chị Minh Thảo, 30 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, chuẩn bị lập gia đình nhưng lại rất băn khoăn vì chu kỳ kinh nguyệt không đều, cứ 2-3 tháng mới có kinh. Nghe mọi người mách, uống cao ích mẫu, chị cũng mua về dùng thử nhưng lại bị nóng ran người, lơ mơ như say rượu nên chị dừng lại, không dám uống. Rồi nghe mách dùng thuốc tránh thai để có vòng kinh đều, chị cũng mua về uống nhưng chỉ sau 1 tuần sử dụng có kinh luôn, sợ ảnh hưởng tới sinh sản nên chị Thảo không dùng tiếp. Đến khi đi khám, bác sĩ cho biết chị bị viêm phụ khoa nên gây ra kinh nguyệt không đều.

3. Vòng kinh thất thường

Chị Như Hòa, ở Hà Nội, lấy chồng đã hơn 1 năm nay nhưng mãi chưa có con, trước đó thấy vòng kinh thất thường, lúc thì 2 tháng, lúc thì lại 3 tháng mới có 1 lần, chị Hòa có đi khám phụ sản thì bác sĩ kết luận bị rối loạn kinh nguyệt và viêm niêm mạc tử cung và cho thuốc về uống. Cho rằng đây là triệu chứng không đáng lo ngại và không ảnh hưởng gì tới chức năng sinh sản, chị Hòa chủ quan không khám lại.

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyên Hồng Hải, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình, cả hai trường hợp trên đều chung tình trạng là rối loạn kinh nguyệt, người thì do viêm nhiễm phụ khoa, người thì có thể do viêm niêm mạc tử cung gây ra đều là tín hiệu khó mang thai ở nữ giới.

4. Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?

Kinh nguyệt là một phần trong đời sống sinh lý, là yếu tố liên quan mật thiết đến sức khỏe và chức năng sinh sản của người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt là kết quả của một số bệnh trong cơ thể như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung… khiến cho kinh nguyệt không đều và cản trở trứng thụ tinh.

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh bình thường là 21 ngày, dài thì 35 ngày. Số ngày hành kinh thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, thậm chí là 7 ngày. Nếu quá 7 ngày thì được coi là chu kỳ kinh không bình thường.

Lượng máu mất đi trong mỗi kỳ kinh là 50 – 150ml. Tất cả những dấu hiệu của một kỳ kinh ở chị em đi lạc khỏi quỹ đạo này thì đều là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. 

Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn có biểu hiện toàn thân là trên da xuất hiện vết nám, vết tàn nhang. Người phụ nữ bình thường có làn da khỏe, mịn màng, hồng hào, nhưng khi bị rối loạn kinh nguyệt, khí huyết lưu thông kém.

Những người thừa cân, béo phì, đặc biệt là phụ nữ gặp hội chứng buồng trứng đa nang, cũng sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Vậy rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không và làm sao để khắc phục?

5. Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng nội tiết tố nữ

Bác sỹ Chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình giải thích, rối loạn kinh nguyệt chính là dấu hiệu mất cân bằng nội tiết. Riêng với lứa tuổi dậy thì – tuổi bắt đầu có kinh, kinh nguyệt thất thường là hiện tượng sinh lý bình thường bởi chức năng buồng trứng chưa hoàn thiện.

Rối loạn kinh nguyệt có nhiều nguyên nhân như tâm lý bị ảnh hưởng, chế độ ăn uống, tăng giảm cân bất thường, song nguyên nhân sâu xa vẫn là rối loạn nội tiết.

Khi người phụ nữ đầy đủ nội tiết tố thì sẽ đẹp “từ trong ra ngoài” nhưng từ tuổi 30 trở đi, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nội tiết tố: biểu hiện thưa kinh, nóng mặt, đau đầu, vã mồ hôi là những dấu hiệu khởi phát của sự suy giảm này nên cần bổ sung lượng nội tiết tố nữ.

Bác sĩ Hồng Hải cảnh báo, việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể là cần thiết nhưng nó là “con dao 2 lưỡi” nếu không bổ sung đúng cách.

Để bổ sung nội tiết tố an toàn, dễ sử dụng mà vẫn đạt được hiệu quả thì chị em nên bổ sung tiền nội tiết tố nữ từ thảo dược dưới dạng thực phẩm chức năng, chúng có khả năng tự cân bằng và sản sinh hormone theo nhu cầu thực cơ thể cần, không dư thừa.

6. Bổ sung nội tiết tiết với Estrogen thảo dược

EstroG-100 là một loại estrogen thảo dược mới và mang lại hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần các loại estrogen thảo dược khác.

Nếu khi các liệu pháp hormone thay thế, tổng hợp như trước đây có thể bổ sung estrogen song lại kèm theo nhiều tác dụng phụ như: béo bụng, đau nửa đầu, tăng nguy cơ ung thư ú, u vú, u xơ tử cung,… thì EstroG-100 hoàn toàn khác.

EstroG-100 là Estrogen thảo dược (được bào chế từ 3 loại cây thuốc quý của Hàn Quốc là Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương qui), được phụ nữ các nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc,… sử dụng rất phổ biến. EstroG-100 còn được FDA Mỹ, Hàn Quốc, Canada công nhận là an toàn.

Đồng thời, loại tiền nội tiết tố thảo dược khác là Pregnenolone (bào chế từ củ mài), giúp kích thích cơ thể sản xuất ra Progesterone nội sinh và 1 số nội tiết tố khác với lượng cân bằng với Estrogen để tạo chu kỳ kinh nguyệt đều và gọn, không gây dư thừa nên rất an toàn.

Sản phẩm chứa bộ 3 thành phần nội tiết tố thảo dược EstroG-100, Pregnenolone chính là giải pháp khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ hiệu quả và an toàn bậc nhất hiện nay.

Một điểm cần lưu ý cho chị em khi bổ sung nội tiết tố là không nên chỉ chú trọng bổ sung estrogen mà cần bổ sung theo nhóm: estrogen, progesterone để có được tác dụng đồng bộ và nên bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố để chúng tự tổng hợp theo nhu cầu thực của cơ thể.

Kinh nguyệt bình thường giúp chị em giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…

Ngoài ra, điều trị rối loạn kinh nguyệt đúng cách sẽ giúp hệ trục não, bộ tuyến yên, buồng trứng hoạt động nhịp nhàng, nội tiết tố ổn định.

Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của các chị em, nâng cao sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình và phần nào giúp giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài.

Hi vọng bài viết trên có thể trả lời được thắc mắc “rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?” của chị em phụ nữ.