Không chỉ có tác dụng điều trị cảm cúm, đau đầu, mỏi xương khớp, ngải cứu còn giúp điều trị kinh nguyệt gặp tình trạng không đều rất hữu hiệu. Phương pháp chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu khá đơn giản lại an toàn.
1. Tác dụng của lá ngải cứu đối với kinh nguyệt
Ngải cứu còn có tên là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (Mông),… Cây ngải cứu cao khoảng 0,4-1m, lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông.
Lá và ngọn cây ngải cứu được dùng để ăn hoặc sắc thuốc. Ngải cứu được sử dụng để chữa nhiều bệnh, điển hình là chứng kinh nguyệt thất thường: đau bụng kinh, kinh nguyệt thất thường, thưa kinh, rong kinh,…
Ngải cứu có tính ôn, vị đắng, mùi thơm, giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể và điều hòa kinh nguyệt.
2. Cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu tại nhà
2.1. Các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều với ngải cứu
Cách 1: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6 – 12g ngải cứu khô (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Cách 2: Nếu kinh nguyệt thất thường, hàng tháng, đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước rồi đem lên bếp sắc lấy nước uống.
Có thể thêm một chút đường để dễ uống hơn, chia 2 lần/ngày. Uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệtvà lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng đau bụng kinh.
Cách 3: Chuẩn bị cá trê (300g), ngải cứu (100g), hoa hồng (12g), bột đậu đen (120g), trần bì (6g). Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen.
Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thức trong vải nhừ thì bỏ ra, phần còn lại trong nồi chia 3 lần ăn trong ngày. Ăn trong khoảng 15 ngày. Phụ nữ bị rong kinh ăn món này sẽ rất tốt.
2.2. Các món ăn điều hòa kinh nguyệt với lá ngải cứu
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
- Chuẩn bị: Thịt nạc, ngải cứu
- Thực hiện: Rau ngải cứu ngắt phần lá hoặc ngọn. Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị rồi xào qua, cho thêm nước vào đun rồi, sau đó cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều thì nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng.
Ngải cứu xào trứng gà
- Chuẩn bị: Ngải cứu, trứng gà, gia vị/
- Thực hiện: Đây là món ăn chữa kinh không đều cực dễ chế biến. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, đánh với trứng gà, thêm gia vị cho vừa miệng rồi xào lên.
Ngải cứu hầm cá chép, đậu xanh
- Chuẩn bị: Cá chép, ngải cứu, đậu xanh
- Thực hiện: Làm sạch cá chép, ngải cứu, đậu xanh rồi tẩm ướp gia vị, sau đó đem hấp cách thủy. Sử dụng món ăn chữa kinh nguyệt không đều này khi còn nóng và khoảng hai lần/tuần. Không chỉ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau bụng kinh, món ăn này cũng sẽ giúp ôn kinh và bổ huyết rất tốt.
Ngải cứu, trứng gà và mật ong
- Chuẩn bị: 1 nắm ngải cứu, 1 quả trứng và, 1 ít mật ong
- Thực hiện: Ngải cứu thái thật nhỏ, đánh tan cho đều với một quả trứng và mật ong, sau đó thêm chút gia vị cho vừa miệng ăn rồi đem hấp cách thủy. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, nên ăn nóng.
3. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe, cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu cũng khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều ngải cứu, bạn có thể bị ngộ độc.
Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân bị co giật, sau vài lần có thể dẫn nói sàm, thậm chí tê liệt.
Để điều trị chứng kinh nguyệt không đều một cách hiệu quả nhất, chị em nên bổ sung các sản phẩm có estrogen thảo dược như EstroG-100 cùng các tiền nội tiết tố Pregnenolone, DHEA, cao củ sắn dây để giúp điều hòa nội tiết, từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Sản phẩm này chứa các tiền nội tiết tốt và các chất chống oxy hóa mạnh hoàn toàn từ tự nhiên, đã được tinh chế với hàm lượng vừa đủ và bào chế dạng viên dễ uống, mỗi ngày uống 2 viên, sau khoảng 2-3 tháng sử dụng, kinh nguyệt sẽ đều và gọn trông thấy.
Rối loạn và suy giảm nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt phụ nữ không đều.
Bên cạnh cách chữa trị ngải cứu, chị em nên duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thể thao thường xuyên.