Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì?

85

 Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản và sức khỏe toàn thân của chị em. Vậy rối loạn kinh nguyệt là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? 

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Để hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt là gì, trước tiên chị em nên có kiến thức về kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết tố nữ estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể.

Ở đầu chu kỳ, nồng độ 2 nội tiết này tăng cao để làm dày niêm mạc tử cung nhằm chuẩn bị cho việc thụ thai và thai nhi làm tổ, nếu trứng không được thụ tinh thì lượng nội tiết này sẽ giảm ở cuối chu kỳ, làm cho niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và rụng, gây chảy máu (gọi là máu kinh).

Bình thường, kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 – 150ml.

“Rối loạn kinh nguyệt là gì?” Theo bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hồng Hải, khi chu kỳ kinh nguyệt không nằm trong giới hạn bình thường như trên, tức là đã bị rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, khi đó các biểu hiện về màu sắc, tính chất của máu kinh cũng có thể trở nên bất thường. Máu kinh bình thường có màu đỏ sẫm, không đặc, hơi dính, có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào).

Nếu máu kinh có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng, màu đen hoặc vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng, thì đó là những dấu hiệu bất thường, cần phải theo dõi.

2. Các kiểu rối loạn kinh nguyệt

  • Kinh thưa: Là chu kỳ kinh từ 35 ngày trở lên cho đến 3 tháng. Bởi ít xảy ra quá trình rụng trứng hoặc noãn bào bị thoái hóa trước khi rụng dẫn đến tình trạng kinh thưa.
  • Kinh mau: Nếu chu kỳ kinh ngắn dưới 3 ngày hoặc ngắn hơn là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt mau. Chủ yếu là do nang noãn sớm trưởng thành và giai đoạn phát triển rút ngắn.
  • Hiện tượng mất kinh: Là tình trạng không có kinh từ 3 tháng trở lên do mất cân bằng và do suy giảm nội tiết tố. Bên cạnh đó, do hoạt động của buồng trứng suy giảm, tâm lý lo âu trước khi thay đổi bản thân…dẫn đến tình trạng chu kỳ không xảy ra phóng noãn.
  • Rong kinh: Là tình trạng máu kéo dài từ buồng tử cung kéo dài trên 7 ngày. Có 2 dạng rong kinh là rong kinh thực tế và rong kinh cơ năng. Rong kinh thực tế là hành kinh kéo dài do có tổn thương ở tử cung hay ở buồng trứng như polyp tử cung, u xơ tử cung và viêm niêm mạc tử cung. Các bệnh lý này thường xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Còn đối với rong kinh cơ năng là không tìm thấy tổn thương ở các cơ quan trên, lý do chính là rối loạn nội tiết tuổi mãn kinh.
  • Cường kinh: Nếu tình trạng số ngày kinh kéo dài trên 7 ngày, máu kinh ra nhiều trên 200ml là hiện tượng cường kinh. Tuổi tiền mãn kinh có nguy cơ tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung hoặc polyp trong buồng tử cung và lạc nội mạc tử cung làm tử cung không co bóp được tốt và chậm cầm máu. Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh có những bệnh lý như tăng huyết áp và rối loạn đông máu sẽ làm gia tăng tình trạng cường kinh.

3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định chính là yếu tố quan trọng đối với khả năng sinh sản ở phụ nữ. Vòng kinh không đều, dài hay ngắn đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai ở phụ nữ.

Nhiều chị em khi bị rối loạn kinh nguyệt thì, hoặc là e ngại hoặc là chủ quan nên để tình trạng này kéo dài và gây rất nhiều hậu quả xấu:

Nguy cơ gây vô sinh

Khi đó chị em rất khó xác định ngày rụng trứng để thụ thai. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo sự mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố và nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm, điều này càng ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ, thậm chí có thể là vô sinh.

Theo số liệu nghiên cứu điều tra tại Việt Nam, phụ nữ mắc chứng kinh nguyệt không đều có tỷ lệ vô sinh cao gấp 1,3 lần so với những phụ nữ bình thường. Rất nhiều chị em không biết chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến khả năng có con, tại Việt Nam, số chị em lầm tưởng chuyện này còn chiếm tỷ lệ tới 60%.

Gây thiếu máu

Đặc biệt trong trường hợp rong kinh, rong huyết, máu kinh ra quá nhiều, số ngày kinh kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, loạn nhịp tim,… Nếu để kéo dài sẽ làm suy yếu sức khỏe và trí tuệ. Khi đó, các chuyên gia khuyên chị em cần bổ sung viên uống chứa sắt hữu cơ, acid folic, vitamin B12 ngay.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nhất là khi số ngày ra máu kinh kéo dài quá 3-5 ngày.

Và là dấu hiệu chứng tỏ sự mất cân bằng hoặc suy giảm nội tiết, hoặc cảnh báo có dấu hiệu mãn kinh. Ngoài ra, đây cũng có thể báo hiệu nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…

Ảnh hưởng tới nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt khiến chị em mệt mỏi, chán ăn, da nhợt nhạt, tăng nguy cơ mắc và làm nặng thêm nám da, tàn nhang, mụn đầu đen,…

4. 14 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Theo bác sĩ Hồng Hải, nguyên nhân thường gây rối loạn kinh nguyệt nhất là do mất cân bằng hoặc suy giảm nội tiết tố nữ, chủ yếu là estrogen và progesterone.

Ngoài ra, còn do 1 số bệnh phụ khoa gây ra như  đã nêu trên (u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung) hoặc do nhiễm khuẩn sau sinh hoặc sau nạo phá thai,….

Dưới đây là 14 lí do sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ:

Dưới đây là 14 lí do sẽ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

4.1. Dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì, khi mới có kinh nguyệt, hầu hết các bạn nữ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt thất thường.

Nguyên nhân ở giai đoạn này, buồng trứng cũng như các cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn thiện, hàm lượng, nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể chưa được đầy đủ.

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân và cách chữa cho con song thực chất, đây là hiện tượng sinh lý bình thường không cần chữa trị. Nhìn  chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị tình trạng kinh nguyệt không đều.

Sau vài năm, cơ thể sẽ phát triển hoàn thiện, khi đó buồng trứng đã hoạt động đều đặn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn bị rối loạn nữa.

4.2. Cho con bú

Quá trình cho con bú cũng làm ảnh hưởng đến lượng hormone và làm rối loạn mức cân bằng các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ, từ đó dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại, kinh nguyệt cũng cần một thời gian để đi vào ổn định.

4.3. Tiền mãn kinh

Đến giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, người phụ nữ cũng trải qua tình trạng kinh nguyệt không đều.

Điều này là bình thường bởi hàm lượng các nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn này bị suy giảm rất mạnh, phá vỡ chu kỳ kinh trước đó.

4.4. Rối loạn ăn uống

Một số rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt của bạn bị rối loạn.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hormone và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

4.5. Mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng kinh nguyệt bất thường, kinh nguyệt không đều.

Cơ thể nữ giới có rất nhiều loại nội tiết tố khác nhau, trong đó, hai nội tiết tố quan trọng tạo nên chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Theo thời gian, bắt đầu sau tuổi 30, hàm lượng, nồng độ hai hormone này sẽ suy giảm và gây nên rối loạn kinh nguyệt.

4.6. Rối loạn tuyến giáp

Rối loạn kinh nguyệt tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa? Một nguyên nhân khác gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt của phụ nữ là rối loạn tuyến giáp. Lý do là bởi hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

4.7. Tập thể dục quá mức

Mục đích chúng ta khi tập thể dục phần lớn là để khỏe mạnh và săn chắc, giảm cân, tuy nhiên nhiều phụ nữ chưa biết rằng khi bạn cố ép mình tập luyện căng thẳng là bạn đã tác động lên hormone progesterone và estrogen – chúng chi phối chất béo trong cơ thể và dùng cho việc duy trì rụng trứng, hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt. Khi lượng mỡ này giảm đột ngột cơ thể bạn có thể ngừng rụng trứng tạm thời thì phụ nữ sẽ bị rối loạn kinh nguyệt.

4.8. Rượu

Chỉ một vài buổi uống rượu thôi là bạn sẽ thấy có dịch chuyển kinh nguyệt thôi, bởi rượu làm tăng tạm thời nồng độ estrogen và testoterone, điều này làm phá vỡ sự chu kỳ nội tiết bình thường của cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

4.9. Tăng cân

Chất béo thực sự quan trọng với cơ thể, vậy nếu tăng 50 pound (khoảng 20 kg) trong 1 vài tháng bạn sẽ đối diện với việc buồng trứng bắt đầu sản xuất testosterone, điều này ngăn chặn sự rụng trứng vì vậy mà chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều bất thường, có thể sẽ rất dài hoặc chẳng thấy kinh nguyệt đâu nữa. Rối loạn kinh nguyệt chính thức xuất hiện.

4.10. Nhiễm trùng

Đây là yếu tố không hề ảnh hưởng đến bạn trên mức độ nội tiết tố, nhưng nhiễm khuẩn, viêm vùng chậu và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục là yếu tố gây viêm, chảy máu.

4.11. Thay đổi công việc

Trong một nghiên cứu trên 119.000 phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ làm việc buổi tối và đêm khuya có nguy cơ cao hơn 33% các vấn đề về kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Bởi thay đổi công việc đồng nghĩa với phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể kéo theo cả những chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

4.12. Thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ

Phần lớn trong các thuốc này là bổ sung một hormone tuyến yên có tên prolactin, nó làm thay đổi tỉ lệ các hormone khác trong cơ thể làm xuất hiện các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.

4.13. Hút thuốc

Thuốc lá làm thay đổi mức độ Estrogen, progesterone, testosterone và các kích thích tố nữ, Những phụ nữ thường xuyên hút thuốc cũng có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và thường xuyên hơn người không hút thuốc.

4.14. Căng thẳng, áp lực

Bạn luôn nghe nói rằng căng thẳng có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như lịch trình di chuyển, thay đổi giờ nghỉ,… Nhưng bạn có biết rằng những biến cố lớn trong cuộc sống như: sự mất đi của một thành viên trong gia đình, mất công việc, ly hôn hoặc bệnh tật khó chữa đều là yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt.

Có thể lý giải điều này rằng: khi bạn tập trung vào sự sống còn, hay chuyển suy nghĩ sang những vấn đề khác nghiệm trọng cơ thể của bạn, cụ thể là não sẽ điều khiển tắt các hormone cần thiết làm rụng trứng, ngăn chặn sự sinh sản trong một điều kiện không tốt.

5. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở độ tuổi sinh nở, dậy thì và tiền mãn kinh, mãn kinh (hai trường hợp sau là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể). Riêng với trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi dậy thì thì không nhất phải điều trị song hai trường hợp còn lại nên điều trị sớm, nhất là ở độ tuổi sinh nở để tránh ảnh hưởng tới “thiên chức làm mẹ”.

Bởi vậy, khi bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa để xác định xem mình có mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm nào không? Khi đó, cần được điều trị tích cực sớm.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

  • Giữ tinh thần thoải mái
  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng:
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài ra, để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chị em nên giữ cho tình trạng cơ thể ở mức ổn định, không tăng cân hay giảm cân quá nhiều, nên có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý kết hợp tập thể dục lành mạnh, đều đặn.  Tránh áp lực tâm lý cũng là điều rất quan trọng.

Bổ sung estrogen thảo dược

Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm không có, hãy nghĩ ngay tới nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố nữ, Estrogen và Progesterone. Lúc này, hãy sử dụng sản phẩm giúp bổ sung tiền nội tiết từ thảo dược như EstroG-100, Pregnenolone.

Trong đó, EstroG-100 là Estrogen thảo dược (được bào chế từ 3 loại cây thuốc quý của Hàn Quốc là Tục đoạn, Cách sơn tiêu và Đương qui Hàn Quốc), cho hiệu quả cao gấp hơn 3 lần các loại khác và an toàn bậc nhất, được phụ nữ các nước phát triển như Mỹ, Canada, Hàn Quốc,… sử dụng rất phổ biến.

Đồng thời, loại tiền nội tiết tố thảo dược Pregnenolone (bào chế từ củ mài), giúp kích thích cơ thể sản xuất ra Progesterone nội sinh và 1 số nội tiết tố khác với lượng cân bằng với Estrogen để tạo chu kỳ kinh nguyệt đều và gọn, không gây dư thừa cũng như rất an toàn.

Sản phẩm chứa thành phần EstroG-100,  Pregnenolone chính là giải pháp khắc phục chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ hiệu quả và an toàn bậc nhất hiện nay.

Đối với trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do tăng giảm cân quá nhanh, căng thẳng, sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích, … hoặc trong 1 số giai đoạn như tuổi dậy thì, sau sinh, đang cho con bú,… thì thường không cần phải điều trị (nếu không kéo dài), và chỉ cần điều chỉnh giảm tác nhân hoặc qua giai đoạn sinh lý, kinh nguyệt sẽ trở nên bình thường.

Riêng trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, việc sử dụng sản phẩm nêu trên, không những giúp tuổi kinh kéo dài hơn, giảm mức độ rối loạn kinh nguyệt hơn mà còn giúp khắc phục được các vấn đề khó chịu, nguy hiểm của giai đoạn này gây ra.

6. Các câu hỏi thường gặp về rối loạn kinh nguyệt

6.1. Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao?

Chào bác sĩ. Năm nay em 20 tuổi, chu kì kinh nguyệt không đều, có lúc ngắn, có lúc dài. Cho em hỏi, bị rối loạn kinh nguyệt phải làm thế nào?

Trả lời:
Chào em! Rối loạn kinh nguyệt dù nguyên nhân là do đâu, gây nguy hiểm hay không nguy hiểm cũng đều gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và tinh thần của chị em. Vậy nếu bị rối loạn kinh nguyệt em phải:

  • Nên điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, tránh tình trạng thức khuya.
  • Chế độ ăn uống hợp lí, tăng cường ăn trái cây, rau củ tươi.
  • Hạn chế các chất kích thích như: rượu. bia, cà phê và thuốc lá,…
  • Đồng thời, giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, thể dục thể thao đều đặn để cơ thể luôn được khỏe mạnh dẻo dai.
  • Hàng ngày uống đủ nước 2,5 lít nước/ngày.
  • Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng giúp ngủ ngon hơn và cải thiện được phần nào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Lưu ý:

  • Đối với các bạn gái nên uống 75 ml nước rau má mỗi ngày, sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Còn đối với mãn kinh, tiền mãn kinh: Nên đun nước đỗ đen uống với tỉ lệ 1 đỗ đen và 5 nước. Đây là phương thuốc hiệu quả nhất giúp điều hòa kinh nguyệt cho các mẹ.

Nếu còn thấy tình trạng kinh nguyệt không có biến chuyển tốt nên đến khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ. Từ đó, tìm ra được phương pháp hiệu quả điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt càng sớm càng tốt. Chúc em mau khỏe

6.2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều thì sao?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chị Minh Thảo, 30 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, chuẩn bị lập gia đình nhưng lại rất băn khoăn vì chu kỳ kinh nguyệt không đều, cứ 2-3 tháng mới có kinh. Nghe mọi người mách, uống cao ích mẫu, chị cũng mua về dùng thử nhưng lại bị nóng ran người, lơ mơ như say rượu nên chị dừng lại, không dám uống. Rồi nghe mách dùng thuốc tránh thai để có vòng kinh đều, chị cũng mua về uống nhưng chỉ sau 1 tuần sử dụng có kinh luôn, sợ ảnh hưởng tới sinh sản nên chị Thảo không dùng tiếp. Đến khi đi khám, bác sĩ cho biết chị bị viêm phụ khoa nên gây ra kinh nguyệt không đều.

Vòng kinh thất thường

Chị Như Hòa, ở Hà Nội, lấy chồng đã hơn 1 năm nay nhưng mãi chưa có con, trước đó thấy vòng kinh thất thường, lúc thì 2 tháng, lúc thì lại 3 tháng mới có 1 lần, chị Hòa có đi khám phụ sản thì bác sĩ kết luận bị rối loạn kinh nguyệt và viêm niêm mạc tử cung và cho thuốc về uống. Cho rằng đây là triệu chứng không đáng lo ngại và không ảnh hưởng gì tới chức năng sinh sản, chị Hòa chủ quan không khám lại.

Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyên Hồng Hải, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình, cả hai trường hợp trên đều chung tình trạng là rối loạn kinh nguyệt, người thì do viêm nhiễm phụ khoa, người thì có thể do viêm niêm mạc tử cung gây ra đều là tín hiệu khó mang thai ở nữ giới.

6.3. Vì sao chị em sau tuổi 40 lại rối loạn kinh nguyệt ?

Thời kỳ tiền mãn kinh của chị em phụ nữ kéo dài từ 2-5 năm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thông thường thì xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau 40 tuổi. Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, Nguyên phó giám đốc Bệnh biện Đông y Hòa Bình, thường sau tuổi 30, lượng nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra bắt đầu suy giảm, cứ 10 năm lại giảm đi 15%. Quá trình sụt giảm cân mạnh nhất bắt đầu sau độ tuổi 40 tới 55 tuổi, thì lượng estrogen chỉ còn 10% so với hồi trẻ. Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến cho quá trình rụng trứng diễn ra không ổn định. Đồng thời, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Dấu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh không giống nhau. Có thể là kinh nguyệt kéo dài, huyết ra không đều, ít hơn hoặc nhiều hơn, kinh nguyệt sau sinh…Trong trường hợp ngừng kinh cũng có thể xảy ra nếu trong vòng 12 tháng không có kinh liên tiếp, nếu không vẫn là kinh nguyệt không đều.

6.4. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Chào bác sĩ. Năm nay em 28 tuổi và thấy bản thân 3 tháng gần đây có triệu chứng kinh nguyệt không đều mặc dù em chưa lập gia đình hay phát sinh quan hệ tình dục với ai. Em thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không, hay đơn thuần chỉ là sự chưa ổn định, sự thay đổi sinh lý trong một giai đoạn nào đó của người phụ nữ?

Trả lời:
Chào em!

Theo các chuyên gia phụ khoa, chu kì kinh nguyệt lý tưởng là 28 đến 30 ngày. Người Việt nam có chu kì kinh nguyệt từ 22 -35 ngày vẫn được coi là bình thường. Khi chu kì kinh của bạn ngắn hoặc dài hơn mốc thời gian trên thì được coi là rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều.

Rối loạn kinh nguyệt được coi là bình thường khi ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu hoạt động với những chu kỳ kinh nguyệt, thường rối loạn trong một thời gian đầu và ổn định dần sau đó; hoặc sự rối loạn kinh nguyệt còn gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, khi nội tiết tố bắt đầu suy giảm, kéo theo hoạt động của buồng trứng cũng dần không còn nhịp nhàng.

Còn đối với chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, rối loạn kinh nguyệt có thể xem như một biểu hiện bệnh phụ khoa thường gặp. Một loạt những yếu tố như do thay đổi môi trường ở, rối loạn nội tiết tố và cảm xúc không ổn định đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Các chuyên gia cho biết, việc rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng rất lớn tới chị em phụ nữ, bao gồm những mặt sau:

  • Có thể dẫn đến vô sinh
  • Ảnh hưởng đến nhan sắc
  • Dễ dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa, viêm khớp, viêm cổ tử cung…

Hi vọng bài viết trên cò thể giải đáp được thắc mắc “rối loạn kinh nguyệt là gì?” của chị em phụ nữ.