Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

85

Vấn đề kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì luôn là mối trăn trở của các bé gái cũng như phụ huynh. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng số ngày kể từ ngày người phụ nữ có kinh đến lần có kinh kế tiếp vào tháng sau.

Một chu kỳ nguyệt san trung bình sẽ kéo dài khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình. Thực tế thì độ dài của chu kỳ kinh nguyệt nằm trong khoảng 21 – 25 ngày.

2. Kinh nguyệt bắt đầu vào độ tuổi nào?

Kinh nguyệt là hiện tượng không thể thiếu, phản ánh sức khỏe sinh sản của một người phụ nữ. Nó xuất hiện từ khi dậy thì và kéo dài tới lúc mãn kinh.

Đa số các bé sẽ có kinh nguyệt lần đầu vào thời gian từ 10 đến 15 tuổi tùy theo cơ địa mỗi bé. Tuy nhiên cũng có bé sớm hơn hoặc trễ hơn một vài năm.

Tuy nhiên, nếu đến năm 17 tuổi mà bé gái vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu thì tốt nhất nên đưa bé đi khám.

3. Thế nào là hiện tượng kinh nguyệt bị không đều ở tuổi dậy thì?

Trên thực tế, tuổi dậy thì có kinh nguyệt không đều là tình trạng rất phổ biến. Chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái trong độ tuổi dậy thì thường không đều như người trưởng thành, có khi 2 – 3 tháng mới thấy 1 lần, cũng có khi 1 tháng kinh nguyệt “ghé thăm” 2 – 3 lần…

Số ngày hành kinh, lượng máu kinh của các bé gái trong giai đoạn dậy thì cũng không ổn định, có thể nhiều ít khác nhau tùy theo từng tháng.

Khi thấy tình trạng không ổn định kinh nguyệt tuổi dậy thì như thế này, rất nhiều phụ huynh và bản thân các em đều lo lắng không biết phải làm sao.

4. Dấu hiện bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

4.1. Chu kỳ kinh nguyệt thất thường

Vòng kinh không đều có thể là vài ngày hoặc vài tháng.

Chu kỳ kinh ngắn dưới 21 ngày, kinh nguyệt thưa, vô kinh hoặc tắc kinh (quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt).

4.2. Số ngày hành kinh

Rong kinh thường có số ngày kéo dài hơn 7 ngày. Và rong huyết không xuất hiện theo chu kỳ.

Bên cạnh đó, số ngày hành kinh dưới 3 ngày cũng là vấn đề không ổn định chút nào.

4.3. Lượng máu kinh

Cường kinh với lượng máu kinh ra nhiều hơn với mức bình thường và thiếu kinh với lượng máu ít hơn 20ml.

4.4. Có những bất thường khác về chu kỳ kinh nguyệt

Một số biểu hiện khác để nhận biết rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì:

  • Thống kinh với các biểu hiện đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa, thậm chí là ngất.
  • Máu kinh có màu sắc bất thường như vón cục, có màu đen…

5. Nguyên nhân kinh nguyệt gặp tình trạng không đều ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, nguyên nhân chính là do tâm sinh lý chưa ổn định, các cơ quan sinh dục trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện khiến cho quá trình vận hành của buồng trứng diễn ra không đều đặn.

Với phụ nữ trưởng thành, nguyên nhân thường gây rối loạn kinh nguyệt nhất là do mất cân bằng hoặc suy giảm nội tiết tố nữ, chủ yếu là Estrogen và Progesterone.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì cũng có thể do tăng/giảm cân quá nhanh, căng thẳng, sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích; do trong giai đoạn sau sinh, đang cho con bú,…

Các trường hợp này thường không cần phải điều trị (nếu không kéo dài), và chỉ cần điều chỉnh giảm tác nhân hoặc qua giai đoạn sinh lý, kinh nguyệt sẽ trở nên bình thường.

Con chị năm nay 14 tuổi và cũng gặp tình trạng kinh nguyệt bất thường, tuy nhiên, chị đừng quá lo lắng, 14 tuổi kinh nguyệt không đều mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì chưa có gì đáng lo ngại cả.

6. Các trường hợp sau được khuyến cáo điều trị

  • Chị em trong độ tuổi sinh sản, bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài (từ 3 chu kỳ trở lên).
  • Bạn gái đã qua tuổi dậy thì, sau tuổi 18 mà vẫn bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Khi khám phụ khoa mắc các bệnh như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung,…
  • Khi bị rong kinh, rong huyết kéo dài, số ngày kinh quá dài gây thiếu máu, thiếu sắt.
  • Riêng trường hợp phụ nữ tiền mãn kinh, cần bổ sung nội tiết giúp tuổi kinh kéo dài hơn, giảm mức độ rối loạn kinh nguyệt, giúp chị em vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng nhất.

Theo đó, kinh nguyệt thất thường ở độ tuổi dậy thì từ 14 đến 18 tuổi không nhất thiết phải điều trị chị nhé. Khi trưởng thành cơ thể, cơ quan sinh dục – sinh sản phát triển hoàn thiện hơn, tâm sinh lý cũng ổn định hơn thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện.

Ở độ tuổi này, các bé vẫn còn nhỏ nên chưa để ý kỹ và hiểu hết về các bất thường của cơ thể nên chị cũng cần tiếp tục theo dõi tình trạng kinh nguyệt của con gái nhé.

Nếu thấy có điều gì bất thường như: máu kinh có màu sắc khác lạ (màu đỏ tươi, màu đen,…), nhiều cục máu đông thì cần phải tới ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm cụ thể.

7. Cách chữa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Sau đây là một số cách chữa cũng như phòng ngừa kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì ngay tại nhà:

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất và tăng cường bổ sung rau củ quả nhằm cung cấp vitamin A, C và vitamin E cho cơ thể. Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Xây dựng một nếp sống khoa học sắp xếp theo thời gian học tập và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, thức khuya. Đồng thời, nên rèn luyện thể dục thể thao tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không ổn định ở tuổi dậy thì, các bạn gái cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh các trường hợp viêm nhiễm sinh dục.

Nếu tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn ở độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi kéo dài, khi đó bạn đã bị rối loạn nội tiết tố. Do vậy, việc bổ sung nội tiết tố để cân bằng lại lượng nội tiết tố trong cơ thể là rất cần thiết.

8. Làm sao để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể?

Khi tìm cách bổ sung nội tiết tố, nên chọn những thực phẩm bổ sung estrogen từ thảo dược để đem lại sự an toàn và hiệu quả cao.

EstroG 100 luôn được ưu tiên và sử dụng hàng đầu tại Việt Nam vì được chiết xuất từ Đương qui, Cách Sơn Tiên, Tục đoạn….giúp ổn định nội tiết tố cho cơ thể, từ đó sẽ điều hòa kinh nguyệt, cải thiện được tình trạng kinh nguyệt không ổn định tuổi dậy thì.

Trường nếu kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì kéo dài, nên chia sẻ với người lớn trong gia đình, đặc biêt là mẹ, sẽ hiểu và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn.

Phụ huynh cần khuyến khích con mình hoặc đưa trẻ đi khám phụ khoa để kiểm soát các bệnh cho con sớm tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này.