Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

49

Thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt cũng phản ánh tình trạng kinh nguyệt có đang gặp vấn đề gì hay không. Kinh nguyệt liên quan mật thiết tới sức khỏe sinh sản nên chị em cần phải chú ý. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

1. Kinh nguyệt được hình thành như thế nào?

Ở phụ nữ trưởng thành, mỗi tháng sẽ có 1 quả trứng (đôi khi có thể là 2 quả) chín và rụng. Gần thời điểm rụng trứng, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone estrogen hơn.

Hormone này phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra một môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Nồng độ estrogen tăng cao cũng làm gia tăng đột ngột hormone LH.

Sự gia tăng này kích thích buồng trứng phóng thích quả trứng đã chín. Trứng này sẽ nhanh chóng bị cống ống dẫn trứng gần nhất hút và đi tới tử cung.

Tại đây, nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai. Còn nếu trứng không được thụ tinh thì khoảng 14 ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của estrogen và progesterone cũng theo đó mà giảm bớt.

Do đó, niêm mạc tử cung sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu (hay còn gọi là hành kinh).

2. Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình lặp đi lặp lại mà cơ thể người phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho khả năng sinh sản. Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên có máu kinh đến ngày có kinh tiếp theo trong chu kỳ mới.

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau bởi kinh nguyệt phụ thuộc vào nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể.

Nhiều người nghĩ rằng chu kỳ hàng tháng ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày tức là không bình thường tuy nhiên một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài tới 35 ngày cũng được coi là bình thường.

Sự thay đổi nhẹ về độ dài giữa các chu kỳ là bình thường. Chẳng hạn, nếu tháng trước chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày song tháng này lại 30 ngày thì độ dài chu kỳ vẫn nằm trong phạm vi bình thường.

3. Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, được tính từ ngày nào?

Để biết Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, bắt đầu tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp và được phân chia thành hai phần: Chu kỳ buồng trứng và chu kỳ niêm mạc tử cung.

Chu kỳ buồng trứng

Chu kỳ buồng trứng bao gồm nhóm các nang trứng tạo thành một đoàn hệ, chúng được kích thích bởi nồng độ tăng dần và được phân chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn nang noãn: Thông thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, thời gian của giai đoạn này có thể khác nhau giữa các chu kỳ kinh và khác nhau tùy từng người. Vào đầu chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của FSH (một loại hormon do tuyến yên tiết ra), các nang noãn của 2 buồng trứng (nang thứ cấp) bắt đầu bước vào cuộc chạy đua chọn lọc nang trội. Từ vài chục nang thứ cấp, chỉ có 1 nang noãn duy nhất (hiếm khi là 2 hoặc 3 nang) phát triển vượt trội hơn tất cả các nang còn lại để trở thành nang trội, nang này chín và phóng noãn giữa chu kỳ kinh (thường là ngày 14 của chu kỳ kinh nếu chu kỳ 28 ngày) kết thúc giai đoạn nang noãn.
  • Giai đoạn hoàng thể: Sau khi noãn được phóng, phần vỏ nang noãn còn lại của buồng trứng sẽ trở thành hoàng thể, tiếp tục chế tiết estradiol và progesteron. Nếu noãn được thụ tinh, hoàng thể tiếp tục phát triển, tiết progesteron và estradiol giúp duy trì thai nghén trong 3 tháng đầu, gọi là hoàng thể thai nghén.

Còn nếu noãn phóng ra không được thụ tinh, sau 14 ngày, hoàng thể sẽ thoái hóa gây nên hiện tượng tụt giảm đột ngột estradiol và progesteron. Đây gọi là hoàng thể chu kỳ, giai đoạn này kéo dài trung bình 14 ngày và cố định ở tất cả mọi chu kỳ kinh và mọi phụ nữ.

Chu kỳ niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung bao gồm 2 phần là màng rụng đáy ở dưới và mạng rụng chức năng ở trên, màng rụng đáy có nhiệm vụ tái tạo lại niêm mạc tử cung sau khi hành kinh, còn màng rụng chức năng là phần niêm mạc bị bong ra hàng tháng khi hành kinh.Với chu kỳ niêm mạc tử cung được phân chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tăng sinh: (Tương ứng với giai đoạn nang noãn của buồng trứng). Dưới tác dụng của estrogen do các nang noãn tiết ra, đặc biệt là nang trội của buồng trứng, màng rụng chức năng nguyên phân liên tục, niêm mạc tử cung dầy dần lên từ 5 – 6 mm vào đầu chu kỳ, đến cuối pha nang noãn đã đạt 8-12 mm, các tuyến nội mạc ban đầu thẳng, hẹp và ngắn cũng tăng sinh dài hơn và cuộn xoắn lại.
  • Giai đoạn chế tiết: (tương ứng với giai đoạn hoàng thể của buồng trứng). Trong vòng 48-72 giờ sau khi phóng noãn, dưới tác dụng của progesteron do hoàng thể tiết ra, niêm mạc tử cung chuyển sang giai đoạn chế tiết, tăng tích trữ glycogen và các chất dinh dưỡng, các động mạch xoắn cũng dài dần ra và cuộn lại để chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh về làm tổ. Nếu trứng không thụ tinh, hoàng thể thoái hóa, kéo theo sự tụt giảm estrogen và progesteron dẫn đến niêm mạc tử cung bị thoái hóa và bong ra kèm theo chảy máu, đó là hiện tượng hành kinh.
  • Hành kinh: Khi không có sự làm tổ của phôi, sự chế tiết của các tuyến ngừng lại và xảy ra sự phá vỡ không đều lớp màng rụng chức năng. Kết quả làm bong lớp niêm mạc này, gây nên hành kinh. Sự thoái hoá của hoàng thể và tụt giảm đột ngột các sản phẩm chế tiết estrogen và progesteron là nguyên nhân của bong niêm mạc.

Ngược lại, sự thay đổi lớn về độ dài giữa các chu kỳ kinh nguyệt sẽ là điều bất thường. Như chu kỳ tháng trước là 21 ngày mà tháng này lại kéo dài tới 35 ngày thì được coi là bất thường.

Một số người thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài mấy ngày, có thể họ đã nhầm lẫn giữa độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và số ngày hành kinh. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, số ngày hành kinh (ra máu kinh) sẽ chiếm khoảng 2 – 7 ngày.

Máu kinh là chất dịch màu đỏ trôi theo âm đạo trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gồm khoảng 50 % máu được trộn lẫn với những lượng thay đổi gồm chất nhầy và cục máu đông. Cục máu đông ở đây chính là những mảnh tróc của niêm mạc tử cung.

4. Một số nguyên nhân thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

4.1. Độ tuổi

Đến tuổi dậy thì, con gái sẽ bắt đầu có kinh và giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt của con gái thường chưa ổn định bởi nội tiết tố nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện.

Khoảng thời gian giữa hai chu kỳ (kể từ ngày bắt đầu của một chu kỳ cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo) sẽ bị kéo dài, có thể tới 45 ngày và phải mất một thời gian khá dài để các chu kỳ trở nên đều đặn.

Tương tự, các chị em khi bước sang giai đoạn “bão tố” tiền mãn kinh, mãn kinh cũng sẽ gặp các trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Cả hai trường hợp trên đều là quá trình sinh lý bình thường của cuộc đời một người phụ nữ.

4.2. Tâm lý bị ảnh hưởng

Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng,… cũng là một trong những yếu tố tác động tới chu kỳ kinh nguyệt.

4.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Trong cơ thể nữ giới, nội tiết tố nữ estrogen có vai trò làm cho niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với hormone progesterone tạo thành kinh nguyệt. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng đồng nghĩa với việc kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng theo.

Sử dụng thường xuyên thuốc ngừa thai (có chứa estrogen tổng hợp), giảm cân,… cũng gây nên mất cân bằng nội tiết tố khiến chị em khó lòng biết được chu kỳ kinh nguyệt dài nhất là bao nhiêu ngày.

4.4. Di truyền

Khoảng cách của chu kỳ “đèn đỏ” cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, khi đó, con gái có thể có mô hình kinh nguyệt cụ thể gần giống với người mẹ cả về lượng máu và thời gian.

5. Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Mặc dù trong giai đoạn hành kinh nữ giới có thể mất rất nhiều máu, nhưng trên thực tế người phụ nữ trung bình chỉ mất 2 thìa máu trong cả chu kỳ của mình. 4-6 thìa cũng được coi là bình thường. Nếu phải thay băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu đông quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì là bất thường. Cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt thì được cho là bình thường.

Bình thường vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ có lượng kinh nguyệt nhiều hơn, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc mỗi hai giờ. Nếu thấy rằng mình phải thay băng vệ sinh trong 2-3 giờ liên tục, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chu kỳ kinh nguyệt tùy theo cơ địa từng người mà lượng máu trong kỳ kinh khác nhau, có người thời gian hành kinh chỉ hai ba ngày, nhưng có người kéo dài tới tám chín ngày.

Hiện tượng lượng máu trong kỳ kinh ra nhiều và kéo dài gọi là cường kinh, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ vì gây mất nhiều máu. Tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài (từ hai ngày trở xuống) được gọi là thiếu kinh. Khi gặp tình trạng như trên, nữ giới cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

6. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Những triệu chứng bình thường của chu kỳ kinh nguyệt

Đối với phụ nữ thì mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt, dưới đây chúng tôi liệt kê ra một số triệu chứng tiêu biểu thường gặp nhất ở phụ nữ khi có chu kinh nguyệt bình thường:

  • Thèm ăn
  • Thay đổi tâm trạng hoặc nhạy cảm
  • Cảm thấy trong người bứt rứt khó chịu
  • Co rút nhẹ (đặc biệt vào những ngày trước khi chu kỳ và vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh)
  • Đau đầu nhẹ
  • Mọc mụn trứng cá
  • Căng tức ngực
  • Khó ngủ
  • Đầy hơi
  • Đau quặn (đặc biệt là ngày hôm trước và ngày đầu chu kỳ kinh)

Cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều

Như vậy, bên trên, chị em đã có thể hiểu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Vậy khi chu kỳ kinh nguyệt không bình thường thì phải làm sao?

Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt chịu tác động của nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, áp lực tâm lý, mất cân bằng nội tiết tố hoặc do di truyền.

Trong đó, mất cân bằng nội tiết tố là yếu tố chính ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Bởi trong cơ thể, nội tiết tố nữ estrogen có vai trò làm cho niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với progesterone để tạo thành kinh nguyệt.

Nội tiết tố bị mất cân bằng hoặc suy giảm, tất nhiên, kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng theo.

Hai giai đoạn khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường nhưng vẫn được coi là hiện tượng sinh lý bình thường là giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tuy nhiên, trừ giai đoạn dậy thì, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chu kỳ kinh nguyệt bất thường, chị em nên bổ sung các sản phẩm chứa nội tiết tố estrogen thảo dược và các tiền nội tiết tố gồm Pregnenolone.

Trong số các loại estrogen thảo dược hiện nay, EstroG-100 là loại đã được FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ) và Bộ Y tế Canada kiểm nghiệm, chứng minh và công nhận là an toàn, cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thảo dược thông thường khi sử dụng.

Ngoài ra, chị em nên chú ý không tăng, giảm cân quá nhanh, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục đều đặn,…

Cách chữa kinh nguyệt vón cục

Đối với trường hợp kinh nguyệt bị vón cục, chị em nên đi khám phụ khoa để được các bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân chính xác và kê phác đồ điều trị cụ thể. Nếu nguyên nhân là do mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố, chị em cũng có thể bổ sung estrogen-100.

Khi các nội tiết tố được bổ sung đầy đủ, chị em sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra máu đông hay thậm chí là kinh nguyệt ra nhiều máu cục màu đen,…

Hy vọng rằng với bài viết “Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?”, các chị em đã biết thêm phần nào kiến thức và giải đáp được những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình rồi nhé.