Thế nào là một chu kỳ nguyệt san bình thường là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Kinh nguyệt gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ từ lúc dậy thì cho tới khi mãn kinh, có liên quan mật thiết tới sức khỏe và chức năng sinh sản, vì vậy, chị em đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích về kinh nguyệt nhé.
1. Chu kỳ kinh nguyệt thường bao nhiêu ngày?
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, trung bình là 28 ngày và thường sẽ lặp lại theo tháng. Một số người có chu kỳ kinh ngắn hơn khoảng 21 ngày hoặc kéo dài hơn tới 35 ngày cũng được coi là bình thường.
Mỗi đợt hành kinh thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, thậm chí có người kéo dài tới 7 ngày. Nếu thời gian hành kinh kéo dài quá 7 ngày được coi là chu kỳ kinh không bình thường (Để kinh nguyệt 3 ngày là sạch ). Việc ra máu kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu sắt và mệt mỏi, lúc này, chị em cần chú ý hơn tới chu kỳ kinh nguyệt, yếu tố nào tác động khiến chu kỳ không bình thường để có biện pháp khắc phục.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới kỳ nguyệt san
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Mệt mỏi, lo âu, căng thẳng,… sẽ tác động tới chu kỳ kinh nguyệt, có thể khiến kinh nguyệt của bạn bị chậm lại.
- Độ tuổi: Hai giai đoạn tuổi tác động tới chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh không đều đặn là giai đoạn tuổi dậy thì và giao đoạn “bão tố” tiền mãn kinh – mãn kinh. Đây đều là quá trình sinh lý bình thường của cuộc đời một người phụ nữ nên cũng không đáng lo ngại. Ở tuổi dậy thì, chị em sẽ bắt đầu có kinh và giai đoạn này, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thường chưa ổn định bởi nội tiết tố nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện. Khoảng thời gian giữa hai chu kỳ sẽ bị kéo dài, có thể tới 45 ngày và phải mất một thời gian khá dài để các chu kỳ trở nên đều đặn.
- Di truyền: Khoảng cách của chu kỳ “đèn đỏ” cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, khi đó, con gái có thể có mô hình kinh nguyệt cụ thể gần giống với người mẹ cả về thời gian và lượng máu.
- Mất cân bằng nội tiết tố: Nội tiết tố nữ estrogen có vai trò làm cho niêm mạc tử cung phát triển và phối hợp với hormone progesterone tạo thành kinh nguyệt. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng đồng nghĩa với việc kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng theo.
Sử dụng thường xuyên thuốc ngừa thai (có chứa estrogen tổng hợp), giảm cân,… cũng gây nên mất cân bằng nội tiết tố khiến chị em khó lòng biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày.
3. Để chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đều đặn
Chị em nên giữ cho cơ thể mình ở mức ổn định, không tăng cân hay giảm cân quá nhanh, quá nhiều dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố. Chị em cũng nên có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hợp lý và chế độ thể dục lành mạnh, đều đặn đồng thời kiểm soát tâm lý tốt như tránh lo nghĩ nhiều, stress…
Ngoài ra, trừ giai đoạn dậy thì, khi bước vào tuổi 30, chị em nên bổ sung nội tiết tố bởi khi nội tiết tố suy giảm, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, không gọn, kéo dài ngày,… Tuy nhiên, việc bổ sung nội tiết tố cũng sẽ là “con dao 2 lưỡi” nếu không bổ sung đúng cách, điển hình như dùng thường xuyên estrogen tổng hợp có trong thuốc tránh thai. Để dễ sử dụng, an toàn và hiệu quả, chị em nên bổ sung estrogen hoàn toàn từ thảo dược (EstroG-100) kết hợp cùng các nội tiết tố khác như progesterone và bổ sung ở dạng tiền nội tiết tố để chúng tự tống hợp theo nhu cầu thực của cơ thể.