Đau bụng, tức ngực, chuột rút,… là những cảm giác khó chịu mà các bạn gái thường phải chịu đựng mỗi khi kỳ nguyệt san “ghé thăm”. Và để cải thiện nhanh chóng tình trạng này, các bạn gái nên lưu ý những loại nước nên và không nên uống dưới đây nhé.
1. Ngày kinh nguyệt nên uống gì tốt cho bạn gái
Nước dừa
Theo kinh nghiệm dân gian, uống nhiều nước dừa sẽ giúp giảm đau bụng kinh, cải thiện tình trạng trễ kinh,…
Nước dừa cũng là một trong những liều thuốc cứu cánh cực kỳ đơn giản và hữu dụng cho những trường hợp trễ kinh (không phải do bầu bí). Vậy nên, một hoặc hai trái dừa thanh mát, bổ dưỡng sẽ giúp đả thông kinh nguyệt, cân bằng mọi hoạt động sinh học.
Lưu ý:
- Nên uống nước dừa tươi ngay sau khi chặt để tránh bị mất các chất dinh dưỡng. Khi tiếp xúc lâu với không khí, các chất dinh dưỡng trong nước dừa bị chuyển hóa và mất dần tác dụng.
- Uống nước dừa ở mức vừa phải (chỉ nên uống 1 cốc nước dừa hoặc tối đa là một quả dừa mỗi ngày).
- Không nên uống vào buổi tối (tốt nhất là uống nước dừa vào buổi sáng).
- Khi uống nước dừa, nên lưu ý hạn chế bổ sung thêm đường từ những nguồn khác, đặc biệt là những người bị tiểu đường.
- Nước dừa được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, nếu có kế hoạch sinh con hoặc có khả năng có thai thì không nên uống nước dừa trước kỳ kinh hoặc khi bị chậm kinh.
Trà gừng
Gừng chứa tinh chất zingiberol, ginger oil – tinh chất này giúp ức chế sự hình thành prostaglandin gây đau bụng kinh. Do đó, nước gừng sẽ giúp làm giảm các cơn co thắt tử cung hiệu quả từ đó có thể trị chứng đau bụng kinh.
Cách dùng:
- Rửa một nhánh nhỏ gừng tươi, rồi cạo vỏ, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội.
- Thái lát mỏng rồi cho vào ly, pha thêm nước sôi vào thành trà gừng, có thể thêm một chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Trà gừng ấm nóng, vị thơm không chỉ giúp giảm đau đầu, buồn nôn mà còn giúp thư giãn, giảm đau khi hành kinh.
Lưu ý: Uống trà gừng quá nhiều có thể gây nóng trong, nhiệt lợi vì vậy chị em chỉ nên uống một lượng vừa phải mỗi ngày.
Nước lọc
Nước lọc giúp thanh lọc và làm mát cơ thể, làm giảm các triệu chứng co thắt, đau bụng kinh. Vì vậy chị em nên uống nhiều nước khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Lời khuyên:
- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước và mệt mỏi.
- Không nên uống quá nhiều nước lọc một lần nhưng nên uống thường xuyên.
- Mang theo chai nước lọc chuẩn bị sẵn khi đi ra ngoài hoặc đặt trên bàn làm việc là cách tốt nhất để nhắc nhở bản thân cần uống đủ nước, đặc biệt là những ngày đến tháng.
Nước cam
Uống nước cam trong ngày đèn đỏ cũng rất tốt. Thành phần vitamin C dồi dào có trong cam không chỉ giúp da dẻ mịn màng mà còn giúp các bạn gái luôn vui vẻ, yêu đời trong những ngày nhạy cảm.
Thêm nữa, vitamin C cùng lượng axit citric phong phú trong cam cũng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn chất sắt từ các nguồn thực phẩm khác.
Lưu ý:
- Chị em có thể uống nước cam vắt hoặc nước cam ép. Nên ăn cả phần xác cam để tăng chất xơ.
- Nước cam ép có thể uống khi thưởng thức bữa sáng hoặc uống vào buổi trưa.
- Không nên uống nước cam khi đang đói hoặc uống vào buổi tối vì có thể gây đau bao tử, mất ngủ.
Nước ép cần tây
Loại nước ép này có tác dụng tác dụng điều hòa kinh nguyệt, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ đều đặn hơn. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều hoặc quá thường xuyên trong ngày đèn đỏ.
Sữa và sữa đậu nành
Ngày kinh nguyệt nên uống gì? Sữa và sữa đậu nành có thực sự tốt trong những ngày này? Câu trả lời là có.
Đây là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt giàu canxi giúp tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi và đau bụng kinh. Không những thế, sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng chướng bụng, chán ăn khi hành kinh.
Sữa đậu nành là thực phẩm bổ sung Estrogen, rất giàu Phytoestrogen, một loại Estrogen có nguồn gốc thực vật có thể thay thế Estrogen nội sinh trong cơ thể người. Vì vậy, sữa đậu nành:
- Giúp điều hòa nội tiết tố nữ, qua đó điều hòa kinh nguyệt.
- Rất giàu Vitamin nhóm B, có tác dụng giảm bớt mệt mỏi và ngăn ngừa co thắt.
Lưu ý:
- Sữa và sữa đậu nành đều có thể dẫn tới khó tiêu, đầy hơi. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nên bắt đầu với một lượng nhỏ, sau đó tăng dần lượng lên nếu phù hợp.
- Không nên uống quá nhiều sữa.
- Không uống sữa lạnh hoặc uống sữa vào buổi tối để tránh khó tiêu và đầy bụng.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp trị chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ rất tốt trong đông y. Riêng với phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt giúp thư giãn, giảm chóng mặt, buồn nôn và giảm co thắt tử cung từ đó giúp giảm cơn đau bụng kinh.
Chính vì vậy, khi đến kỳ kinh nguyệt chị em có thể pha thêm tách trà hoa cúc ấm nóng để trên bàn làm việc hay bàn học.
Cách làm:
- Chuẩn bị một chút trà hoa cúc, nước sôi và 1 tách/ ly pha trà.
- Rót một chút nước sôi vào tráng qua trà khô một lần, sau đó gạn bỏ nước và rót nước sôi vào hãm.
- Đợi trà nguội dần và thưởng thức khi còn ấm.
Trà hoa cúc giúp giảm đau ngày kinh nguyệt
Lời khuyên:
- Nên dùng trà hoa cúc vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc sau ăn sáng 30 phút, trước khi đi ngủ 30 phút.
- Có thể thêm chút lá bạc hà để vị trà thơm hơn.
- Tránh dùng trà hoa cúc khi đang đói hoặc pha quá đặc.
Lưu ý: Trà hoa cúc có thể gây ảnh hưởng tới sự làm tổ và phát triển của thai nhi giai đoạn sớm. Chị em khi chuẩn bị hoặc có kế hoạch sinh em bé cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi giai đoạn đầu khi mới thụ tinh.
Cà rốt
Nước ép cà rốt bổ sung sắt, vitamin A và Beta-carotine giúp làm dịu cơn đau bụng khi hành kinh và bổ sung lượng sắt, máu mất khi tới tháng. Chị em nên uống nước ép cà rốt vào buổi sáng hoặc trong ngày, không nên uống lạnh khi đang trong kỳ kinh.
Cách làm:
- Rửa sạch 2 củ cà rốt tươi.
- Cắt nhỏ sau đó ép lấy nước.
Nước ép táo
Sử dụng nước ép táo trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung sắt cho cơ thể, thư giãn tinh thần và dễ chịu hơn, vì trong táo chứa nhiều chất sắt, chất sơ, chất chống oxy hóa và vitamin.
Ngải cứu
Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng thần kỳ với chị em trong những ngày hành kinh:
- Cầm máu khi bị rong kinh
- Giảm triệu chứng đau bụng kinh
- Tăng khả năng tuần hoàn máu
- Dùng trong chữa kinh nguyệt không đều.
Cách dùng: sắc nước uống cần từ 6 -12g lá ngải cứu, hoặc hãm trà uống bằng nước sôi.
Lời Khuyên:
- Để hiệu quả tốt nhất, nên uống 3 lần/ngày trước khi hành kinh để giảm đau bụng kinh và điều kinh.
- Sắc nước uống với lượng lá vừa phải, không quá đặc.
- Có thể sử dụng khi đang trong ngày kinh nguyệt.
Lưu ý: Chị em đã lập gia đình và có khả năng mang thai không nên áp dụng bài thuốc này vì ngải cứu có thể gây co thắt tử cung khi mang thai giai đoạn sớm. Ngày kinh nguyệt nên uống gì tuy không thể thiếu ngải cứu nhưng chị em có khả năng mang thai thì đặc biệt tránh nhé.
Nước ép lựu
Nước ép lựu giải quyết 40% nhu cầu vitamin C cơ thể cần mỗi ngày, lựu rất giàu vitamin E, K, Folate, kali và chất chống oxy hóa mạnh. Giúp điều hòa nội tiết, chống mất nước, tăng sức đề kháng, giảm đau và ngăn ngừa mụn khi tới tháng.
Phụ nữ nên uống nước ép 1 ly sau bữa ăn đề giảm bớt khó chịu ngày kinh nguyệt và nên uống hằng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng chóng mặt, suy nhược.
Nước ép dứa
Một ly nước ép dứa chứa rất nhiều mangan giúp điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và chất bromelain ngăn ngừa đau bụng tháng, chống viêm và nhiễm trùng.
Bơ
Trái bơ giàu calo, chất béo, đường, omega 3 và nhiều khoáng chất như magie, kali, vitamin B6, K,… tốt cho phụ nữ. Giúp chị em cảm thấy thư thái, căng tràn năng lượng, giảm mệt mỏi ngày kinh nguyệt, hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe.
Cách dùng: bơ rất dễ dùng, có thể ăn tươi, say sinh tố bơ hoặc thêm chút sữa tươi, lá bạc hà.
Lời khuyên: Bơ tốt cho phụ nữ mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì vậy, chị em có thể dùng sinh tố bơ thường xuyên để nâng cao sức khỏe ngày đèn đỏ.
Mít
Mít là loại trái cây giàu vitamin A, K, C, B6 và axit folic cùng nhiều khoáng chất quan trọng như mangan, magie và sắt. Chính vì vậy mà giúp ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe và năng động cho chị em khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
Chị em có thể ăn tươi hoặc say sinh tố, tuy nhiên nên ăn lượng vừa phải vì trong mít chứa rất nhiều đường có thể gây nóng trong người.
Chuối
Trong ngày đèn đỏ, chị em nên ăn nhiều chuối, đây là loại trái cây chứa nhiều kali, vitamin K, B6 và khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa, giảm chướng bụng và các cơn đau trong khi hành kinh.
Chuối có thể chế biến đa dạng như ăn liền, say sinh tố hay ăn kèm với các loại thực phẩm khác.
2. Những loại đồ uống bạn gái nên ” tránh xa ” trong ngày đèn đỏ
Nước trà xanh và trà đen
Trà xanh có chứa tới hơn 30% axit tannic – một hoạt chất có đặc tính dễ kết hợp với sắt tạo kết tủa, tiêu hao vitamin B trong cơ thể, làm tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng.
Nước trà xanh cũng làm tăng hiện tượng tức ngực và đau bụng kinh.
Đồ uống kích thích (rượu, bia, cà phê…)
Các loại đồ uống này có thể gây ảnh hưởng xấu tới tuần hoàn máu cũng như việc hấp thụ sắt của cơ thể. Chúng cũng làm kéo dài chu kỳ hành kinh của bạn và gây cảm giác chán ăn, ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Đồ uống có gas
Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn không nên uống các loại đồ uống có gas vì chúng sẽ khiến bạn thêm mệt mỏi, đau bụng, khó chịu do thiếu sắt.
Tinh bột nghệ
Theo trong dân gian thì mọi người nói rằng tinh bột nghệ rất tốt cho phụ nữ trong ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh bột nghệ chỉ có tác dụng tốt khi bạn sử dụng trước kỳ kinh 1-2 tuần. Nếu đang trong kỳ hành kinh, việc sử dụng đôi khi mang lại tác dụng phụ không mong muốn.
Các đồ uống có chứa hàm lượng đường cao khiến tăng đường huyết, làm mất cân bằng miễn dịch, gây mệt mỏi, căng thẳng trong ngày đèn đỏ.
Vì vậy, thay vì các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, bạn nên ưu tiên uống nước dừa, uống trà gừng, uống nước cam trong ngày đèn đỏ nhé. Tuy nhiên, bạn nên uống vừa lượng vừa phải, không được lạm dụng quá nhé.