Kinh nguyệt bình thường sẽ xuất hiện có tính chất lặp lại theo tháng, vì vậy, tắc kinh nguyệt là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân tắc kinh nguyệt thường rất đa dạng, có thể do tâm sinh lý hoặc do vấn đề bệnh lý nào đó, chị em cần theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời.
1. Thế nào là tắc kinh nguyệt?
Kinh nguyệt vốn là hiện tượng sinh lý bình thường của mỗi người phụ nữ, đánh dấu giai đoạn dậy thì cho tới khi mãn kinh.
Kinh nguyệt xuất hiện là kết quả của sự thay đổi nội tiết trong buồng trứng ở nữ giới, khi trứng rụng không được thụ tinh. Bình thường, gần thời điểm rụng trứng, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone estrogen hơn. Estrogen sẽ phát tín hiệu làm dày lớp lót tử cung và tạo ra môi trường thuận lợi để trứng và tinh trùng gặp nhau.
Nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ xảy ra hiện tượng thụ thai. Còn ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh thì khoảng 14 ngày sau khi trứng rụng, niêm mạc tử cung sẽ mỏng hơn, gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường nằm trong khoảng từ 21-35 ngày, trung bình 28-30 ngày. Thời gian bị hành kinh thường kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày với lượng máu kinh trung bình mất đi khoảng 100ml mỗi chu kỳ.
Tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt; nữ giới trên 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh hoặc tháng trước thấy kinh bình thường nhưng hiện tại 2-3 tháng chưa thất kinh thì gọi là hiện tượng tắc kinh nguyệt hay bị tắc nghẽn kinh.
2. Nguyên nhân tắc kinh nguyệt
2.1. Tâm lý bất ổn định, căng thẳng, lo lắng
Kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tâm lý. Những người đang trong độ tuổi sinh sản, nếu phải chịu áp lực trong một thời gian dài có thể khiến cho chức năng của hai thùy dưới não phải chịu áp lực, làm buồng trứng không rụng trứng và tiết nội tiêt tố nữ, từ đó khiến kinh nguyệt bị tắc, rối loạn.
2.2. Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai nhi không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung, thường là ở vòi trứng, buồng trứng hay cổ tử cung. Do vậy, thai ngoài tử cung cũng gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, là nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt.
2.3. Mắc bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa
Các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng, … chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tắc kinh nguyệt. Những bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em, nguy cơ cao gây vô sinh – hiếm muộn, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư tử cung, đe dọa tính mạng người bệnh.
2.4. Nhiễm khuẩn sau sinh
Nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo phá thai sẽ làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung,… từ đó gây tắc kinh nguyệt.
2.5. Rối loạn, suy giảm nội tiết tố
Nguyên nhân bị tắc kinh nguyệt không thể bỏ qua là do rối loạn, suy giảm nội tiết tố. Khi đó, quá trình giải phóng noãn bị gặp rắc rối, trứng không rụng nên gây tắc kinh. Các nội tiết tố estrogen và progesterone phối hợp với nhau tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
2.6. Mắc bệnh đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là tình trạng buồng trứng có nhiều nang cùng phát triển, nhưng lại không có có nang nào chín và không phóng noãn. Hiện tượng đa nang buồng trứng có thể là nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt hay các bệnh rối loạn kinh nguyệt khác.
2.7. Hội chứng bệnh Turner
Hiện tượng tắc kinh nguyệt có thể là do hội chứng bệnh Turner. Khi mắc bệnh này, cơ thể phát triển không bình thường thấp bé, có màng da ở cổ, bờ tóc sau gáy thấp và 2 núm vú cách xa nhau, cơ quan sinh dục buồng trứng không phát triển nên không có kinh hoặc tắc kinh.
2.8. Bệnh tuyến giáp
Hoạt động của tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tuyến giáp có vấn đề, sẽ làm tăng giảm bài tiết prolactin, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là hiện tượng tắc kinh.
2.9. Làm việc quá sức, vận động quá mạnh
Hormone nội tiết tố của chị em sẽ bị rối loạn, mất cân bằng, dẫn đến kinh nguyệt không đều do phải làm những công việc nặng nhọc, đột ngột, không vừa với sức cơ thể hay tập thể dục quá sức
2.10. Ảnh hưởng của thuốc điều trị
Những chị em đang sử dụng các loại thuốc có chứa progesterone và estrogen như thuốc tránh thai hay các loại thuốc thuốc điều trị trầm cảm, hỗ trợ tim mạch… đều có thể gặp các triệu chứng tắc kinh nguyệt.
Chị em cần sớm điều trị tình trạng tắc kinh nguyệt để không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản.
Trước tiên, chị em cần đi khám chuyên khoa để được loại trừ và điều trị các nguyên nhân gây tắc kinh nguyệt do bệnh lý.
3. Tắc kinh nguyệt uống thuốc gì?
Với nguyên nhân do rối loạn, suy giảm nội tiết tố nữ, chị em hãy sử dụng ngay sản phẩm giúp bổ sung tiền nội tiết tố từ thảo dược như EstroG-100, Pregnenolone. Trong đó, EstroG-100 là estrogen thảo dược (được bào chế từ 3 cây thuốc quý của Hàn Quốc là Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) cho tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thảo dược thông thường.
Pregnenolone sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất ra progesterone nội sinh và một số nội tiết tố khác với lượng cân bằng với estrogen để tạo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, tránh các biểu hiện của tắc kinh nguyệt hay các vấn đề khác về kinh nguyệt.
Với các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt như do tâm lý hay do sử dụng thuốc điều trị, chị em cần thư giãn tâm lý cho thật thoải mái và điều chỉnh giảm các tác nhân sao cho phù hợp, tránh trường hợp lạm dụng thuốc điều trị.