Estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?

37

Estrogen và progesterone là hai nội tiết tố quan trọng trong cơ thể nữ giới. Khi bị thiếu hụt hai hormone này, cơ thể sẽ phải chịu hàng loạt các rắc rối như: giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, khó thụ thai, nhan sắc tụt dốc,… Để bổ sung, chúng ta có thể nhờ tới chế độ dinh dưỡng song estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?

1. Estrogen và progesterone có vai trò gì trong cơ thể?

Estrogen là hormone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, quyết định sự trẻ đẹp, sức hấp dẫn của một người phụ nữ. Estrogen giúp phát triển các đặc điểm nữ giới như mọc lông nách, lông mu, phát triển tuyến vú và cơ quan sinh dục. Estrogen giúp duy trì sự ẩm ướt ở âm đạo và phối hợp cùng với progesterone để tạo nên kinh nguyệt. Ngoài ra, estrogen cũng giúp người phụ nữ có da dẻ mịn màng, hồng hào do giúp giữ nước, tích tụ collagen và mỡ dưới da, đồng thời giúp bảo vệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe,…

Trong khi đó, progesterone giúp tăng ham muốn tình dục, giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng, bảo vệ, duy trì thai nhi phát triển bình thường.

Theo thời gian, thường sau tuổi 30, buồng trứng bắt đầu giảm hoạt động khiến các nội tiết tố cũng suy giảm theo, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, nội tiết tố sẽ suy giảm nghiêm trọng. Một cách tự nhiên giúp chị em bổ sung nội tiết tố là từ nguồn thực phẩm đơn giản hàng ngày song nhiều người vẫn chưa biết.

2. Estrogen và progesterone có ở thực phẩm nào?

  • Đậu nành, tinh chất mầm đậu nành: Đậu nành là thực phẩm rất giàu isoflavone – một chất tương tự hormone estrogen. Theo nghiên cứu, một cốc sữa đậu nành sẽ có khoảng 24mg isoflavones. Ngoài ra, đậu nành còn chứa nhiều protein giúp đôi “gò bồng đảo” phát triển, săn chắc hơn.
  • Hạt lanh: Loại hạt này có chứa các phytoestrogen được gọi là lignans, không chỉ có tác dụng bổ sung nội tiết tố mà còn hỗ trợ phòng ung thư vú, bệnh tim và ung thư tiền liệt tuyến. Được biết, hàm lượng phytoestrogen trong hạt lành rất cao, khoảng 85,5mg trong 28g hạt lanh.
  • Củ mài: Củ mài có chứa pregnenolone – tiền hormone sản sinh ra estrogen, progesterone và testosterone.
  • : Ít ai biết rằng mè cũng chứa một hàm lượng estrogen, tương đương với trong hạt lanh.
  • Củ dền:  Đây là loại thực phẩm giúp bổ sung, cân bằng mức estrogen tốt cho cơ thể bởi giàu hàm lượng phytoestrogen. Không chỉ vậy, củ dền cũng cung cấp chất sắt tốt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
  • Thực phẩm giàu vitamin B6 như quả óc chó, ngũ cốc, thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, chuối, đậu, khoai tây, hải sản,… Cơ thể người phụ nữ cần đủ lượng vitamin B6 để duy trì mức độ cần thiết của progesterone. Nếu cơ thể thiếu vitamin quan trọng này có thể làm giảm sản xuất progesterone.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu, tiêu thụ khoảng 750mg vitamin C mỗi ngày trong vòng 6 tháng có thể làm tăng đáng kể lượng sản xuất progesterone. Vitamin C có nhiều trong rất nhiều loại hoa quả như: cam, kiwi, cà chua, mâm xôi,…

Việc bổ sung estrogen và progesterone ở thực phẩm rất dễ dàng, an toàn song hiệu quả hấp thu sẽ lâu hơn và không đồng bộ (chỉ bổ sung một mình estrogen hoặc progesterone). Mặt khác với riêng tinh chất mầm đậu nành hàm lượng cao và sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ là yếu tố góp phần tăng cục máu đông, tăng kích thước u vú, u xơ trong cơ thể. Để có thể hấp thu nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao hơn, chị em nên bổ sung đồng bộ các nội tiết tố trên theo đường uống, nên bổ sung estrogen thảo dược như EstroG-100, tránh các estrogen tổng hợp vì cần có sự chỉ định của bác sỹ và gây nhiều tác dụng phụ