Cách khắc phục tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ

76

Quá trình suy giảm nội tiết tố nữ estrogen ở người phụ nữ là một quá trình diễn tiến tự nhiên do sự suy thoái của buồng trứng. Ngay sau tuổi 30, lượng estrogen trong cơ thể đã bắt đầu suy giảm, chưa kể một số trường hợp, estrogen có thể suy giảm sớm hơn. Vậy, làm sao để khắc phục hiệu quả tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ?

1. Một số biểu hiện của tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ

Nội tiết tố nữ estrogen được ví như “dòng nhựa sống”, quyết định sự trẻ đẹp, làn da mượt mà, sức hấp dẫn và sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, khi cơ thể bị suy giảm estrogen, người phụ nữ sẽ nhận thấy một số biểu hiện sau:

  • Tâm lý bị ảnh hưởng: Thường xuyên cáu gắt, bực bội, u sầu, dị cảm, hồi hộp, lo âu, chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa,…
  • Sinh lý suy giảm: Người phụ nữ sẽ cảm thấy ham muốn bị suy giảm, âm đạo bị khô gây đau rát, khiến cuộc “yêu” trở nên khó khăn hơn, chu kỳ kinh nguyệt thất thường,…
  • Nhan sắc xuống cấp: Làn da trở nên khô nhăn, kém đàn hồi, chảy xệ. Các vết nám, tàn nhang, đồi mồi xuất hiện nhiều và ngày càng rộng, đậm hơn. Tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng,… Cùng với đó, vòng 1 cũng trở nên kém săn chắc, mông đùi chảy xệ, mỡ thừa tập trung nhiều ở bụng, đùi.
  • Sức khỏe giảm sút: Nguy cơ mắc các bệnh về xương, loãng xương, bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,… tăng cao.

2. Khi nào estrogen bắt đầu suy giảm?

Trong cơ thể người phụ nữ, hệ trục vàng gồm não bộ  – tuyến yên – buồng trứng sẽ hoạt động nhịp nhàng với nhau, tuy nhiên ngay sau tuổi 30, buồng trứng đã bắt đầu suy giảm hoạt động làm hệ trục này hoạt động không còn ăn khớp. Khi đó, tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ cũng bắt đầu. Estrogen chủ yếu được sản xuất ở buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai cũng sản xuất nhưng với một lượng ít.

Lúc này, chị em cần sớm bổ sung estrogen để duy trì sự trẻ trung, sức khỏe và sức hấp dẫn, làm chậm quá trình mãn kinh, mãn dục nữ – giai đoạn được xem như “bão tố” trong cuộc đời của người phụ nữ.

Hơn nữa, theo các nghiên cứu khoa học, nếu bổ sung estrogen từ thởi điểm này và duy trì đều đặn, phụ nữ có thể kéo dài tuổi xuân thêm ít nhất 10 năm nữa. Chưa kể, trong một số trường hợp, estrogen có thể bị suy giảm sớm hơn và cần bổ sung kịp thời như: phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, tử cung, điều trị xạ trị, stress kéo dài,…

3. Bổ sung estrogen cần đúng và đủ

Hai nguồn bổ sung estrogen phổ biến gồm: bổ sung estrogen tổng hợp và bổ sung estrogen từ nguồn tự nhiên. Trước đây, người ta thường dùng liệu pháp hormone thay thế (tổng hợp) để khắc phục tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ, tuy nhiên cách này cần không an toàn và cần có sự chỉ định, theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Ngày nay, để bổ sung estrogen hiệu quả và an toàn hơn, không cần có sự kê đơn của bác sĩ, người ta dần chuyển sang dạng bổ sung estrogen có nguồn gốc từ thảo dược. Các Estrogen thảo dược được dùng phổ biến là EstroG-100, Isoflavone (từ mầm đậu nành, cỏ ba lá), Remifemine (từ rễ cây rắn đen), …

Và trong số các estrogen thảo dược hiện nay, EstroG-100 được bào chế từ 3 cây thuốc quý của Hàn Quốc (Đương Quy, Tục Đoạn, Cách Sơn Tiêu) qua các  nghiên cứu, chứng minh và được công nhận là nguồn bổ sung estrogen thảo dược an toàn và hiệu quả bậc nhất. EstroG-100 có tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thảo dược khác.

Khi bổ sung estrogen, chị em cũng cần chú ý kết hợp bổ sung các tiền nội tiết tố khác gồm Pregenenolone, DHEA, Cao củ sắn dây. Bởi việc chỉ bổ sung 1 mình estrogen sẽ khiến hormone này có hàm lượng vượt trội, gây tác dụng tương tự như dạng bổ sung tổng hợp.

Ngoài ra, sau tuổi 30, cùng với sự suy giảm estrogen là sự tăng sinh ồ ạt các gốc tự do khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, chị em cũng cần bổ sung thêm các chất chống oxy hóa mạnh từ tự nhiên như: Gamma -Oryzanol (Từ mầm cám gạo), Curcumin (tinh chất nghệ), Collagen (từ da cá) và Glutathione.

Cùng với đó, chị em nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học (tránh thức ăn nhiều ngọt, béo; ăn nhiều chất xơ, giàu vitamin, uống nhiều nước,…) và có chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ.