Nồng độ estrogen cao ảnh hưởng thế nào tới chị em?

63

Là loại nội tiết tố quan trọng và cần thiết trong cơ thể tuy nhiên nồng độ estrogen cao cũng không hề tốt, có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể. Estrogen nên được duy trì ở mức ổn định để chị em luôn trẻ đẹp, khỏe mạnh và hấp dẫn.

1. Estrogen là gì và nồng độ Estrogen ở phụ nữ

Estrogen là một nội tiết tố nữ được sinh ra chủ yếu từ buồng trứng và tuyến thượng thận.

Estrogen là danh từ chung cho 3 chất gồm: estron, estradiol và estriol, được kí hiệu là E1, E2, E3. Trong đó, estradiol có hoạt tính mạnh nhất và là sản phẩm bài tiết chính của buồng trứng.

Hàm lượng, nồng độ estrogen cao nhất ở phụ nữ độ tuổi dậy thì và trong giai đoạn thai kỳ, sau đó giảm sút mạnh vào thời kỳ sau sinh và mãn kinh.

Và cứ 10 năm, nội tiết tố này sẽ giảm 15%, đến năm 55 tuổi thì nội tiết tố giảm chỉ còn 10% so với thời trẻ.

Cụ thể, nồng độ estrogen ở tuổi 19-29 là khoảng 149 pg/ml; tuổi 30 – 39 là 210 pg/ml; tuổi 40 – 49 là 152pg/ml còn tuổi 50 – 59 là 130pg/ml.

Estrogen nên được duy trì ở mức ổn định, phù hợp với cơ thể. Khi đó, người phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh, trẻ trung và hấp dẫn.

2. Estrogen tăng cao khi nào? Estrogen tăng cao có nguy hiểm gì không?

Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao có thể xảy ra khi cơ thể hấp thụ quá nhiều estrogen hoặc khi nồng độ các hormone sinh dục khác như progesterone giảm xuống, lúc này, estrogen sẻ trở thành hormone chủ đạo.

Nồng độ estrogen cao trong cơ thể có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lý như:  ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,…

3. Mẹo giảm nồng độ estrogen cao trong cơ thể

  • Bổ sung nhiều chất xơ:
    • Một chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan sẽ giúp giảm nồng độ estrogen.
    • Mật xanh từ gan đi qua ruột trong quá trình tiêu hóa và các loại chất xơ có thể giúp loại bỏ estrogen dư thừa.
  • Tập thể dục:
    • Theo các nghiên cứu, việc thường xuyên tham gia các bài tập thể dục cường độ trung bình đến cao có thể giúp hạ thấp mức estrogen trong cơ thể.
  • Tránh thực phẩm nhiều chất béo, đường:
    • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả khi bạn chỉ uống 1 tách cà phê mỗi ngày cũng có thể làm tăng nồng độ estrogen. Vì vậy, hãy giảm tiêu thụ các loại thực phẩm béo, đồ uống chứa caffeine.
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa bò:
    • Sữa bò chứa hàm lượng estrogen cao nên nếu muốn estrogen không bị tăng quá cao, bạn cần hạn chế danh mục thực phẩm này.