
Theo dân gian, uống nhiều nước dừa sẽ giúp mau hết kinh và làm giảm chứng đau bụng kinh hiệu quả. Vậy đây có phải là sự thật? Liệu ngày đèn đỏ có nên uống nước dừa không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua thông tin bài viết nhé.
Mời bạn xem nhanh bài viết bằng cách tham khảo các link sau đây:
Nước dừa có chứa protein (0,3%), chất béo (0.2%), đường (4,7%, chủ yếu là glucose, fructose), các chất khoáng: Ca, Na, K, L, P, Fe,… và các vitamin C, PP.
Không chỉ có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giảm nguy cơ mất nước cho cơ thể, nước dừa còn có tác dụng tăng cường năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, kháng vi khuẩn. Thêm nữa, nước dừa cũng rất tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận, duy trì sức khỏe tim mạch, đả thông kinh nguyệt, giúp giảm cân, trị táo bón, giảm vấn đề về tiết niệu và giúp trẻ hóa làn da.
Hàng tháng, khi sắp có kinh và kéo dài đến những ngày có kinh, nội tiết tố nữ trong cơ thể tăng cao khiến cơ thể chị em thường cảm giác nặng lên do giữ nước, khó chịu, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi,… Những cảm giác khó chịu này khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Trong giai đoạn này, chị em thường tìm thử mọi cách để giúp “xoa dịu” cơn đau bụng kinh hay “xua tan” sự mệt mỏi, khó chịu trong người. Trong đó, nhiều chị em thường khuyên nhau rằng uống nước dừa là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả và tức thì.
Có thể nói, đây chính là lời khuyên khá hữu ích. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần trong nước dừa giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt, đồng thời nó còn giúp cân bằng hoạt động sinh học, điều trị tình trạng trễ kinh (không phải do mang thai).
Tuy nhiên, chị em lưu ý không nên uống nước dừa quá nhiều trong một ngày và nên uống theo liều lượng vừa đủ, tránh uống lạnh vì có thể làm tử cung bị hàn (gây đau bụng kinh). Có thể ăn cơm dừa và uống nước dừa song song với nhau.
Dấu hiệu thường thấy khi chu kỳ kinh nguyệt chuẩn bị tới ở hầu hết chị em như đau lưng, chướng bụng, khó chịu trong người, tức ngực, buồn nôn….Một ly nước dừa sẽ giúp các triệu chứng trên giảm đi nhanh chóng. tuy nhiên không nên uống lạnh vì có thể làm tử cung bị hàn gây đau bụng kinh.
Ngay cả trong kỳ kinh chị em cũng có thể uống một ly nước dừa mỗi ngày để cung cấp thêm dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, làm giảm cơn đau thắt và điều hòa kinh nguyệt.
Nước dừa còn được sử dụng trong trị liệu chứng thiểu kinh hay tình trạng kinh nguyệt ra ít ( lượng máu kinh 30ml/ chu kỳ và kết thúc trong 2 ngày hành kinh).
Nước dừa với nhiều thành phần khoáng chất như canxi, magie, sắt nên nước dừa có tác dụng to lớn trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh, đối với phụ nữ còn giúp điều hòa kinh nguyệt do thiếu sắt hoặc suy nhược cơ thể.
Theo kinh nghiệm dân gian, tác dụng của nước dừa với sinh lý kinh nguyệt khá hữu ích tuy nhiên, chị em cũng không nên lạm dụng nước dừa bởi có thể gây một số phản ứng không tốt như:
Để khắc phục các vấn đề liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra ít, rong kinh,… chị em nên kết hợp bổ sung EstroG-100 và (Pregnenolone) để giúp cân bằng, điều hòa estrogen – các hormone tác động tới chu kỳ kinh nguyệt.
Hi vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc “Bị trễ kinh nên uống gì? Làm sao điều trị trễ kinh?” của chị em phụ nữ.
Bạn có thể quan tâm các bài sau
➣ Ngày “đèn đỏ” có nên uống nước dừa không
➣ Để kinh nguyệt 3 ngày là sạch
➣ 4 việc nên tránh trong ngày đèn đỏ